Sợi Thế Kỷ (STK): Thiếu đơn hàng, lãi mỏng quý I
Thứ tư, 10-5-2023AsemconnectVietnam - Trong quý I/2023, tình hình thị trường vẫn chưa khôi phục hoàn toàn khiến lượng đơn hàng của CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) vẫn còn khá thấp, khiến kết quả kinh doanh của công ty rất khiêm tốn.
Trong quý I, các thị trường nhập khẩu dệt may chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn ghi nhận mức tồn kho cao và nhu cầu thị trường yếu. Vì vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã ghi nhận kết quả ước đạt 7,1 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ 2022, hoàn thành 15,9% so với kế hoạch đề ra cho năm 2023 (45 tỷ USD khi thị trường phục hồi chậm và 47 tỷ USD khi thị trường khôi phục tốt trong nửa cuối năm).
Theo Sợi Thế Kỷ, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là một điểm đến chính của các nhà nhập khẩu, các nhãn hàng lớn, thu hút bởi khả năng sản xuất – đi từ sợi, dệt, nhuộm đến may; cũng như sự ổn định chính trị và các ưu đãi thuế quan dựa trên các hiệp định thương mại đã ký - EVFTA, CPTPP, hiệp định RCEP, UKVFTA. Nhu cầu sợi trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng các quy tắc xuất xứ nhằm hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTAs cũng như chiến lược “near shoring” của các thương hiệu.
Theo báo cáo “The State of Fashion 2023 - McKinsey, 65% các nhà lãnh đạo thuộc các công ty trong ngành thời trang nhận định chiến lược lựa chọn các nhà cung ứng near-shoring sẽ là một trong những hoạt động được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2023, với mục tiêu đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, tối ưu hoá chi phí và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Với Sợi Thế Kỷ trong kỳ, Công ty nỗ lực thu hút những đơn hàng theo yêu cầu có giá trị gia tăng cao, dù những đơn hàng này có khối lượng nhỏ, nhưng giá bán và lợi nhuận tốt hơn.
Ngoài ra, Công ty cũng đẩy mạnh bán hàng tồn kho và linh hoạt trong chính sách giá bán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy, doanh thu bán hàng đạt 287,8 tỷ, hoàn thành 53,6% so với kế hoạch quý, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu doanh thu, tỷ lệ sợi tái chế đạt 57,7% trong tổng doanh thu (hoàn thành 64% năm 2023). Lợi nhuận gộp 17,9 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp 6,2%.
Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,6 tỷ đồng, giảm đến 97,8% so với cùng kỳ, chỉ bằng 0,6% so với kế hoạch cả năm, trong khi doanh thu đạt 13,4% kế hoạch.
Hiện Công ty đang thực hiện giai đoạn 1 của Unitex, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 vào đầu năm 2024 – khi các nhãn hàng bắt đầu đặt hàng cho mùa thu đông 2024.
Công ty đã ký kết Hợp đồng vay hợp vốn 52,5 triệu USD với các ngân hàng nước ngoài (do CTBC thu xếp) để tài trợ cho dự án Unitex giai đoạn 1.
Giai đoạn 2 của Unitex dự kiến triển khai vào năm 2026 và đưa vào hoạt động vào năm 2027 – chậm hơn 1 năm so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, nếu thị trường phục hồi tốt hơn, Công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai của giai đoạn này.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Hodeco (HDC): Quý I/2023, lợi nhuận giảm 67,9% về 31,49 tỷ đồng và dòng tiền âm
Dabaco Việt Nam (DBC): Quý I/2023, lỗ kỷ lục 320,73 tỷ đồng
Quý I/2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vingroup (VIC) đạt 4.264 tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ
ĐHCĐ MBBank (MBB): Ban lãnh đạo tự tin về triển vọng kinh doanh năm 2023, sẽ tăng vốn lên 53.683 tỷ đồng
ĐHCĐ năm 2023 Hà Đô (HDG): Quý I ước đạt 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
PNJ đạt 749 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý I/2023
ĐHCĐ 2023 VietinBank (CTG): Sẽ tăng vốn điều lệ lên lên 60.387 tỷ đồng hoặc trên 66.000 tỷ đồng
KienlongBank (KLB) đặt mục tiêu đạt 700 tỷ lợi nhuận trước thuế trong năm 2023
Quý I/2023, Vincom Retail (VRE) ghi nhận 1.024 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất
TPBank (TPB): Lợi nhuận trước thuế quý I1/2023 đạt 1.765 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2022
Vinhomes (VHM) ghi nhận lãi sau thuế đạt 11.923 tỷ đồng trong quý I/2023, hoàn thành 40% kế hoạch năm đề ra
Bảo Minh (BMI) đặt mục tiêu lợi nhuận 375 tỷ đồng, SCIC vẫn đồng hành trong năm 2023
PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 đạt 100 tỷ đồng
ĐHCĐ Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Đạt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 155,7 tỷ đồng