Trung Quốc gây bất ngờ với xuất khẩu tăng vọt trong tháng 3
Thứ năm, 27-4-2023AsemconnectVietnam - Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng 14,8% so với cùng kỳ trong tháng 3/2023 trong khi dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 7%.
Xuất khẩu tăng vọt đẩy cán cân thương mại lên cao, hỗ trợ GDP quý I của Trung Quốc.
Tăng trưởng xuất khẩu ngoài dự kiến
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng 14,8% so với cùng kỳ trong tháng 3, khác biệt rõ rệt so với dự báo của thị trường là 7%.
Điều này cũng trái ngược với xu hướng giảm xuất khẩu trong 5 tháng qua.
Tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 3 dường như đã theo mô hình tăng trưởng trước đó, chủ yếu do có sự hỗ trợ của các sản phẩm và linh kiện điện tử, đóng góp lớn nhất cho xuất khẩu của Trung Quốc.
Mặt hàng này tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn ổn định ở mức 58%.
Đây là lần đầu tiên xuất khẩu hàng điện tử ghi nhận mức tăng trưởng kể từ khi bắt đầu giảm vào tháng 10/2022.
Nhập khẩu giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ nhưng vẫn ghi nhận mức tăng hàng tháng là 15,3%.
Nhập khẩu linh kiện điện tử, một mặt hàng nhập khẩu được coi là một phần của thương mại gia công và là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai, đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. ‘
Đóng góp của nhập khẩu mặt hàng này trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm từ mức trung bình 38% vào năm 2022 xuống còn 35% vào tháng 3.
Lý do được cho là do nhập khẩu năng lượng nhiều hơn kể từ năm 2022.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, nhập khẩu giảm tốc báo hiệu xuất khẩu cũng sẽ chậm lại trong những tháng tới.
Phân kỳ tăng trưởng so với hiệu ứng chuỗi cung ứng đối với xuất khẩu. Xuất khẩu sang ASEAN tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu lần lượt là 17% và 7% trong quý đầu tiên của năm nay.
Điều này có thể cho thấy sự phân kỳ tăng trưởng trên thế giới, tức là xu hướng tăng trong thương mại nội Á trong bối cảnh nhu cầu ở châu Á tăng và xu hướng giảm ở Mỹ và châu Âu.
Điều này có thể là do mạng lưới chuỗi cung ứng rộng lớn hơn đang phát triển từ Trung Quốc Đại lục sang Trung Quốc Đại lục cộng với ASEAN.
Nhưng nếu đúng như vậy thì chuỗi cung ứng từ Trung Quốc Đại lục sang ASEAN chắc cũng bị ảnh hưởng bởi triển vọng u ám của Mỹ.
Do đó, nhiều khả năng nhu cầu của châu Á vẫn đang tăng lên mặc dù phía tây của thế giới đang trải qua suy thoái kinh tế.
Báo cáo GDP
Xuất khẩu tăng vọt cùng với nhập khẩu giảm nhẹ đã giúp cán cân thương mại tăng vọt lên 88,19 tỷ USD trong tháng 3.
Con số này dẫn đến cán cân thương mại đạt 204,7 tỷ USD (1409 tỷ CNY) trong quý đầu tiên của năm nay. Điều này hỗ trợ cho GDP quý 1/2023. Dự báo GDP của trong quý 1/2023 là 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: VITIC/think.ing.com
Chính phủ Đức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo hậu quả kinh tế nếu chính phủ vỡ nợ
Nhật Bản tiếp tục đánh giá tích cực nền kinh tế thông qua các báo cáo tài chính
Tân thống đốc BOJ cam kết giữ lãi suất thấp, nhưng báo hiệu khả năng tăng lãi suất trong tương lai
3 yếu tố giúp đà phục hồi kinh tế Trung Quốc tăng tốc
Cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt kỷ lục do chi phí năng lượng và đồng Yên yếu
Các lợi ích kinh tế và rủi ro địa chính trị thúc đẩy quá trình phi đô la hóa
Trung Quốc: dữ liệu lạm phát cho thấy sự yếu kém trong nền kinh tế
IMF: Còn nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu
Hàn Quốc: Lạm phát tiêu dùng tháng 3 giảm, chủ yếu do giá nhiên liệu giảm
Thổ Nhĩ Kỳ: Lạm phát giảm xuống 50,5% nhờ hiệu ứng cơ sở lớn
PMI của Trung Quốc cho thấy rủi ro ngày càng tăng từ nhu cầu bên ngoài chậm lại
Tình hình kinh tế khu vực đồng Eurozone
Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua hiệu ứng "Mona Lisa"
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...