3 yếu tố giúp đà phục hồi kinh tế Trung Quốc tăng tốc
Thứ bảy, 29-4-2023AsemconnectVietnam - Doanh số bán xe điện, xuất khẩu tốt hơn dự kiến trong tháng 3, cũng như tốc độ tăng trưởng cao trong đầu tư cơ sở hạ tầng là những nhân tố giúp kinh tế Trung Quốc quý I phục hồi mạnh mẽ.
Dữ liệu chính thức từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố mới đây cho thấy, GDP của nước này trong quý 1 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ quý 2 năm ngoái đến nay.
Theo NBS cho biết, tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp công nghiệp trong quý 1 năm nay đã tăng mức 3% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự phục hồi nhanh chóng của sản xuất công nghiệp và những kỳ vọng kinh doanh được cải thiện rõ rệt sau đợt đóng cửa kéo dài.
Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong cùng thời gian này cũng đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong quý 1 cũng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng doanh số bán lẻ tháng 3 đã tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Tào Hòa Bình, nhà kinh tế học tại Đại học Bắc Kinh cho biết, có nhiều điểm nổi bật trong quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2023, như doanh số bán xe điện, xuất khẩu tốt hơn dự kiến trong tháng 3, cũng như tốc độ tăng trưởng cao trong đầu tư cơ sở hạ tầng.
Giáo sư Vạn Triết, một nhà kinh tế tại Trường Vành đai và Con đường của Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho rằng, việc Trung Quốc thúc đẩy đổi mới trong những công nghệ bị đình trệ đã đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành công nghiệp khác nhau, điều này giúp đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc tốt hơn.
Liên Bình, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế, đồng thời là người đứng đầu Viện Nghiên cứu đầu tư Trực Tín nhận định, với việc khởi động các dự án lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng tốc trong quý 2 năm nay, cùng với việc đầu tư sản xuất ổn định và đầu tư bất động sản phục hồi, sẽ cùng nhau thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định của đầu tư tài sản cố định.
Tương tự, Trần Phong Anh, nhà kinh tế và là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc nhận định rằng, nền kinh tế có thể sẽ phục hồi trở lại mức cao nhất là 8% trong quý 2 do mức cơ sở thấp của năm ngoái, đồng thời lưu ý rằng, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm có thể sẽ vượt mục tiêu 5% đã đặt ra.
"Những dữ liệu tốt hơn mong đợi này đã cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà tiến tới sự phục hồi hoàn toàn, điều có thể khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong dự báo tiếp theo của tổ chức này", chuyên gia Điền Vân, một nhà kinh tế kỳ cựu ở Bắc Kinh, cho biết.
Chuyên gia này cũng dự báo, trong quý 2/2023, tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong thời gian tới, với việc tiếp tục thực hiện các chính sách thúc đẩy tiêu dùng và ổn định thị trường bất động sản, cùng với sự tăng trưởng ổn định của xuất khẩu, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có khả năng tăng trưởng hơn mức 6% trong quý 2/2023.
Phó giám đốc doanh nghiệp của Fitch Bohua, một công ty con của Fitch Ratings, Darius Tang, nhận định, dữ liệu kinh tế vĩ mô trong quý đầu tiên của năm 2023 cho thấy phản hồi tích cực từ nền kinh tế Trung Quốc về việc tối ưu hóa các biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Trong khi đó, JP Morgan đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 từ mức 6% trước đó lên 6,4%.
Trước đó, hãng tin Reuters công bố kết quả thăm dò cho thấy, kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng 4,0% trong quý 1/2023. GDP của Trung Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm nay nhờ dỡ bỏ những hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, những số liệu gần đây cho thấy sự hồi phục này vẫn chưa đồng đều khi tiêu dùng, dịch vụ và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tăng, trong khi lạm phát chậm lại và tiền tiết kiệm gửi ngân hàng tăng làm dấy lên những nghi ngờ về nhu cầu của người tiêu dùng.
Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2023 sẽ tăng 5,4% từ mức 3,0% năm 2022 và so với mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra hồi đầu năm.
Nhà phân tích Teeuwe Mevissen của Rabobank chia sẻ rằng, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tăng cao cùng với ngành xây dựng chiếm khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc đang tiếp tục đặt ra những thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Chính phủ Đức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo hậu quả kinh tế nếu chính phủ vỡ nợ
Nhật Bản tiếp tục đánh giá tích cực nền kinh tế thông qua các báo cáo tài chính
Tân thống đốc BOJ cam kết giữ lãi suất thấp, nhưng báo hiệu khả năng tăng lãi suất trong tương lai
Cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt kỷ lục do chi phí năng lượng và đồng Yên yếu
Tình hình kinh tế Đức tháng 4/2023
Hoạt động dịch vụ của các nước tháng 4/2023
Lạm phát tại Rumani tiếp tục giảm nhẹ
Trung Quốc gây bất ngờ với xuất khẩu tăng vọt trong tháng 3
Các lợi ích kinh tế và rủi ro địa chính trị thúc đẩy quá trình phi đô la hóa
Trung Quốc: dữ liệu lạm phát cho thấy sự yếu kém trong nền kinh tế
IMF: Còn nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu
Hàn Quốc: Lạm phát tiêu dùng tháng 3 giảm, chủ yếu do giá nhiên liệu giảm
Thổ Nhĩ Kỳ: Lạm phát giảm xuống 50,5% nhờ hiệu ứng cơ sở lớn
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...