Cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt kỷ lục do chi phí năng lượng và đồng Yên yếu
Thứ sáu, 28-4-2023AsemconnectVietnam - Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong năm tài chính 2022, kim ngạch nhập khẩu tăng 32,2% so với năm tài chính 2021 lên 120.950 tỷ yen, trong khi xuất khẩu tăng 15,5% lên 99.230 tỷ yen.
Ngày 20/4, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo thâm hụt thương mại của nước này trong năm tài chính 2022 (kết thúc tháng 3/2023) đã tăng gần gấp 4 lần lên mức kỷ lục 21.730 tỷ yen (160 tỷ USD), do chi phí năng lượng tăng và đồng yen yếu hơn khiến kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều so với xuất khẩu.
Chỉ riêng trong tháng 12/2022, cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt tới 1.450 tỷ yen. Nguyên nhân là do mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng tới 11,5% lên 8.790 tỷ yen nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 20,6% lên 10.240 tỷ yen.
Theo các chuyên gia, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng cao kỷ lục trong năm tài chính 2022 là do đồng yen mất giá khiến giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn. Ngoài ra, việc giá dầu mỏ và khí đốt cùng với nhiều loại nguyên, vật liệu thô khác tăng do tác động của xung đột Nga - Ukraine, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung cùng với sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng đã khiến cho kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh, dẫn tới thâm hụt thương mại tăng.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, kết quả trên ghi nhận cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, với cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1979 - thời điểm Nhật Bản bắt đầu thống kê số liệu này.
Trước đó, thâm hụt thương mại cao nhất của Nhật Bản là 13.760 tỷ yen, được ghi nhận vào năm 2013.
Dầu thô, than đá và khí tự nhiên hóa lỏng là những mặt hàng chính giúp kim ngạch nhập khẩu tăng. Các mặt hàng ôtô và sắt, thép góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu do nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường quốc tế trong bối cảnh các tác động tiêu cực năm tài chính 2022 đã khiến chi phí nhập khẩu tăng cao. Nhật Bản đạt thặng dư thương mại với Mỹ ở mức 6.650 tỷ USD, nhưng thâm hụt kỷ lục ở mức 6.810 tỷ yen với Trung Quốc.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản với Liên minh châu Âu (EU) ở mức 1.770 tỷ yen, đây là mức cao kỷ lục trong năm thứ 11 liên tiếp, trong khi thặng dư thương mại với phần còn lại của châu Á, gồm cả Trung Quốc, đạt mức 454,24 tỷ yen.
Chuyên gia kinh tế Kota Suzuki tại Daiwa Securities nhận định, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc có thể sẽ phục hồi sau khi suy giảm trong dịp Tết Nguyên đán cuối tháng 1 vừa qua, nhưng nhu cầu từ Mỹ và châu Âu có khả năng suy giảm.
Ông nhận định, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản khó có thể giảm mạnh, do thời gian gần đây giá dầu thô tăng và đồng yen giảm. Đồng thời, chuyên gia này dự báo thâm hụt thương mại sẽ giảm nhưng với tốc độ không cao.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
IMF: Còn nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu
Hàn Quốc: Lạm phát tiêu dùng tháng 3 giảm, chủ yếu do giá nhiên liệu giảm
Thổ Nhĩ Kỳ: Lạm phát giảm xuống 50,5% nhờ hiệu ứng cơ sở lớn
PMI của Trung Quốc cho thấy rủi ro ngày càng tăng từ nhu cầu bên ngoài chậm lại
Tình hình kinh tế khu vực đồng Eurozone
Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua hiệu ứng "Mona Lisa"
GDP quý I/2023 của Trung Quốc đạt 4,5%, vượt dự báo
Xuất khẩu Thái Lan đang đối mặt với một năm đầy khó khăn
Anh: Lạm phát tháng 3 giảm nhẹ nhưng vẫn cao trên 2 con số
GDP quý I/2023 của Trung Quốc đạt 4,5%, vượt dự báo
Morgan Stanley: Tăng trưởng của châu Á sẽ vượt Mỹ và châu Âu trong năm nay
Lạm phát của Đức giảm nhưng không có dấu hiệu giảm thêm
Lạm phát của Ai Cập cao kỷ lục trong tháng 3/2023
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nga trong tháng 3/2023 tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 8/2020