Tình hình xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023
Thứ ba, 25-4-2023AsemconnectVietnam - Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn, giảm mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, cũng trong quý I, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 612.900 tấn, trị giá trên 237,52 triệu USD, giá trung bình đạt 387,5 USD/tấn.
Tình hình xuất khẩu phân bón của cả nước tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn, giảm 14,6% về khối lượng, giảm 40,2% về kim ngạch và giảm 30% về giá so với quý I/2022.
Riêng tháng 3/2023 xuất khẩu 126.638 tấn phân bón các loại, đạt 54,62 triệu USD, giá 431,3 USD/tấn, giảm trên 16% cả về khối lượng và kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,2% về giá so với tháng 2/2023; So với tháng 3/2022 thì tăng 4,2% về lượng, nhưng giảm 16,4% kim ngạch và giảm 19,7% giá.
Các thị trường xuất khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 26% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 105.480 tấn, tương đương 47,63 triệu USD, giá trung bình 451,5 USD/tấn, tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 2,2% kim ngạch và giá giảm 9,3% so với quý I/2022. Riêng tháng 3/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 44.111 tấn, tương đương 18,05 triệu USD, giá trung bình 409 USD/tấn, tăng 56,9% về lượng và tăng 37,4% kim ngạch, nhưng giá giảm 12,4% so với tháng 2/2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 44.418 tấn, tương đương 16,77 triệu USD, giá trung bình 377,5 USD/tấn, tăng mạnh 46,3% về lượng, nhưng giảm 27% kim ngạch và giảm 50% về giá, chiếm 11% trong tổng khối lượng và chiếm 9,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 29.876 tấn, tương đương 10,18 triệu USD, giá trung bình 340,6 USD/tấn, giảm 23,4% về lượng, giảm 34,7% kim ngạch và giá giảm 14,7%, chiếm 7,4% trong tổng khối lượng và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 219.925 tấn, tương đương 96,5 triệu USD, giảm 4,1% về lượng, giảm 23,6% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 31.944 tấn, tương đương 11,18 triệu USD, giảm 33% về lượng, giảm 48% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 173.439 tấn, tương đương 78,73 triệu USD, giảm 8,9% về lượng, giảm 19,2% kim ngạch.
Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023
Quý I/2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 612.900 tấn, trị giá trên 237,52 triệu USD, giá trung bình đạt 387,5 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 cả nước nhập khẩu 291.402 tấn phân bón, tương đương 113,2 triệu USD, giá trung bình 388,5 USD/tấn, tăng 59,6% về lượng, tăng 67,7% kim ngạch và tăng 5% về giá so với tháng 2/2023. So với tháng 3/2022 thì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá với mức giảm tương ứng 13,3%, 27,7% và 16,6%.
Trong tháng 3/2023 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 63% về lượng, tăng 56,9% kim ngạch, nhưng giảm 3,7% về giá so với tháng 2/2023, đạt 143.876 tấn, tương đương 50,05 triệu USD, giá 347,8 USD/tấn; So với tháng 3/2022 thì tăng 4,4% về lượng, nhưng giảm 5% kim ngạch và giảm 9% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tháng 3/2023 giảm rất mạnh 64,7% về lượng, giảm 74,6% kim ngạch và giảm 28,2% về giá so với tháng 2/2023, đạt 5.678 tấn, tương đương trên 3,18 triệu USD, giá 560,8 USD/tấn; so với tháng 3/2022 thì tăng mạnh 75,3% về lượng, tăng 140% kim ngạch và tăng 37% về giá.
Tính chung trong quý I/2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 612.900 tấn, trị giá trên 237,52 triệu USD, giá trung bình đạt 387,5 USD/tấn, giảm 34% về khối lượng, giảm 46,2% về kim ngach và giảm 18,5% về giá so với quý I/2022.
Các thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023
Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 49,3% trong tổng lượng và chiếm 45,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 301.969 tấn, tương đương 107,46 triệu USD, giá trung bình 355,9 USD/tấn, giảm 16,7% về lượng, giảm 26% về kim ngạch và giảm 11,3% về giá so với quý I/2022.
Tiếp đến thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2, chiếm 5% trong tổng lượng và chiếm 7,9% trong tổng kim ngạch, với 30.957 tấn, tương đương 18,74 triệu USD, giá trung bình 605,5 USD/tấn, giảm 21,3% về lượng, giảm 17% về kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với quý I/2022.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 88.662 tấn, tương đương 36,89triệu USD, tăng 30% về lượng, giảm 8,4% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 14% trong tổng lượng và chiếm 15,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA CPTTP đạt 87.506 tấn, tương đương 13,44 triệu USD, giảm 50% về lượng, giảm 77,3% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 14,3% trong tổng lượng và chiếm 5,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA RCEP đạt 496.983 tấn, tương đương 171,34 triệu USD, giảm 15,7% về lượng, giảm 26,6% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 81% trong tổng lượng và chiếm 73% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
CK
Nguồn: VITIC
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 và quý 1/2023
Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, Algeria tăng trưởng 3 con số
Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam quý 1/2023
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2023
Nhật Bản tăng mua sầu riêng Việt Nam
Quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất từ thị trường nào?
Thế giới tăng mua, giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất 10 năm qua
Nửa cuối tháng 3, cán cân thương mại thặng dư 1,97 tỷ USD
Dệt may, thủy sản, điện tử có cơ tăng xuất khẩu sang Israel
Giá gạo xuất khẩu sẽ duy trì ở mức cao trong quý 2/2023
70 vùng trồng, 13 cơ sở đóng gói khoai lang đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc
Quý I/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm 2 con số
Quý I/2023, xuất khẩu cao su giảm 22,9% về giá trị