Ba Lan dỡ một phần lệnh cấm với ngũ cốc và thực phẩm Ukraine
Thứ hai, 24-4-2023AsemconnectVietnam - Trước đó, từ ngày 15/4, Ba Lan ban hành lệnh cấm nhập cảnh hàng chục loại mặt hàng thực phẩm từ Ukraine, sau khi nông dân phản đối tình trạng mất giá liên quan đến luồng hàng từ quốc gia láng giềng.
Chính phủ Ba Lan ngày 21/4 đã cho phép trung chuyển ngũ cốc và các thực phẩm Ukraine qua biên giới Ba Lan, qua đó dỡ bỏ một phần lệnh cấm kéo dài gần một tuần qua được áp đặt do sự phản đối của nông dân trong nước.
Ba Lan và các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU) có chung biên giới với Ukraine đã áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine sau khi nông dân phản đối tình trạng mất giá liên quan đến luồng hàng từ quốc gia láng giềng đang có chiến tranh.
Ukraine đã vận chuyển hàng xuất khẩu theo cách này qua biên giới EU kể từ khi cuộc chiến của Nga làm gián đoạn tuyến vận tải thông thường của Ukraine tại Biển Đen.
Theo giới chức Ba Lan, việc trung chuyển hàng chục loại mặt hàng thực phẩm như đường, thịt, trái cây và rau củ, hiện được cho phép, song các nhà xuất khẩu Ukraine vẫn không thể bán được các sản phẩm nói trên tại thị trường Ba Lan.
Người đứng đầu Cơ quan Hải quan Ba Lan Bartosz Zbaraszczuk cho biết đến nay việc kiểm tra vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không có dấu hiệu tắc nghẽn tại các cửa khẩu do phải xếp hàng chờ đợi kiểm tra trước khi cho thông quan.
Ngày 15/4, Ba Lan đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh hàng chục loại mặt hàng thực phẩm từ Ukraine. Sau đó, các quốc gia láng giềng khác của Ukraine là Hungary, Slovakia và Bulgaria cũng có động thái tương tự.
Tuy nhiên, đến ngày 18/4, Vacsava và Kiev đã công bố một thỏa thuận cho phép hàng Ukraine quá cảnh Ba Lan được sự kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt bằng cách đặt niêm phong điện tử trên các phương tiện vận chuyển, trong khi hải quan Ba Lan cũng hộ tống các phương tiện chở hàng xuất khẩu của Ukraine trong vòng một tuần.
Ba Lan là một trong số những đồng minh trung thành nhất của Ukraine trong nỗ lực chống lại cuộc chiến của Nga, nhưng Vacsava đang bị chỉ trích vì đơn phương áp đặt lệnh cấm nhập khẩu mà không tham vấn Kiev và Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 20/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus cho rằng nhiều loại nông sản của Ukraine như sữa, thịt gia cầm và các loại thực phẩm khác nên được đưa vào danh sách cấm nhập khẩu tạm thời của EU.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Romania Petre Daea ngày 21/4 thông báo quốc gia này sẽ không đơn phương cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine. Theo ông Daea, Romania sẽ chờ đợi Ủy ban châu Âu (EC) thực thi các biện pháp hỗ trợ người nông dân tại Trung và Đông Âu.
Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Mykola Solsky tại thủ đô Bucharest, Bộ trưởng Daea cũng cho biết Romania và Ukraine sẽ tham vấn định kỳ hằng tuần về lượng ngũ cốc dự kiến xuất khẩu của Ukraine nhằm tìm cách hạn chế việc nhập khẩu vào Romania./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Nga-Saudi Arabia "hài lòng" về hợp tác giúp ổn định thị trường dầu
Achentina cho phép trì hoãn xuất khẩu lúa mì để tăng nguồn cung trong nước
Nhập khẩu thép và phế liệu của Pakistan giảm trong tháng 3/2023
Nhu cầu thép của Nhật Bản giảm 2,4% trong Quý II/2023
Nhập khẩu thép không gỉ của Nga tăng trong tháng 3/2023
Xuất khẩu thép của Ấn Độ giảm 52% trong năm tài chính 22-23
Xuất khẩu thép cây của Mỹ giảm trong tháng 2/2023
Tiêu thụ thép của Brazil dự kiến sẽ giảm vào năm 2023
Ba Lan đề xuất EU nên cấm nhập khẩu một số nông sản Ukraine
Giá đường thế giới tăng lên mức kỷ lục trong hơn 10 năm
Giá dầu mất đà tăng do sức ép từ tình trạng lạm phát ở châu Âu
Nhu cầu của Mexico đối với ngô Mỹ vẫn mạnh trong niên vụ 2022/2023
Nhập khẩu lúa mì của Philippines giảm do tiêu thụ giảm
Giá dầu mất đà tăng do sức ép từ tình trạng lạm phát ở châu Âu
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...