Ba Lan đề xuất EU nên cấm nhập khẩu một số nông sản Ukraine
Thứ sáu, 21-4-2023AsemconnectVietnam - Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan cho rằng nhiều loại nông sản của Ukraine như sữa, thịt gia cầm và các loại thực phẩm khác nên được đưa vào danh sách cấm nhập khẩu tạm thời của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 20/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus cho rằng nhiều loại nông sản của Ukraine như sữa, thịt gia cầm và các loại thực phẩm khác nên được đưa vào danh sách cấm nhập khẩu tạm thời của Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Warsaw, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan nói: "Chúng tôi đã thảo luận về các đề xuất của mình, danh sách của chúng tôi rộng hơn nhiều, bao gồm cả sữa, thịt gia cầm, mật ong."
Trước đó, Ủy viên Thương mại châu Âu Valdis Dombrovskis đã có cuộc thảo luận với các bộ trưởng nông nghiệp của Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia, cũng như với đối tác Ukraine.
Trước đó, Chính phủ Hungary ngày 19/4 đã mở rộng lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, bao gồm mật ong, rượu, bánh mỳ, đường, cùng một loạt sản phẩm thịt và rau.
Danh sách các mặt hàng bị cấm nằm trong một nghị định của Chính phủ Hungary. Trước đó, Budapest ngày 15/4 đã công bố lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc, hạt có dầu và một số sản phẩm khác từ Ukraine.
Theo Chính phủ Hungary, “trong trường hợp không có nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc sản xuất nghiêm ngặt theo yêu cầu của luật pháp Liên minh châu Âu (EU), các sản phẩm của Ukraine có lợi thế cạnh tranh... thực trạng này gây ra những xáo trộn nghiêm trọng trên thị trường nội địa của các quốc gia thành viên.”
Nghị định của Chính phủ Hungary cũng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu bột mỳ, dầu ăn và rượu vang.
Lệnh cấm tạm thời sẽ kéo dài từ nay đến ngày 30/6, song không áp dụng cho các sản phẩm trung chuyển qua Hungary.
Cơ quan chức năng Hungary sẽ niêm phong các lô hàng trong danh mục cấm tại biên giới và giám sát với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử và lực lượng tuần tra. Người vận chuyển vi phạm quy định có thể bị phạt tiền tương đương giá trị toàn bộ lô hàng.
Cùng ngày, Thủ tướng lâm thời Bulgaria Galab Donev tuyên bố nước này đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với các mặt hàng ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine, ngoại trừ sản phẩm trung chuyển qua Bulgaria.
Từ tháng 5/2022, EU cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc dự trữ qua khối này sau khi các tuyến đường vận chuyển ở Biển Đen bị phong tỏa do chiến tranh với Nga, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Các quốc gia thành viên EU đồng ý nhập khẩu một số sản phẩm từ Ukraine mà không hạn chế về số lượng, không làm thủ tục hải quan và kiểm tra chính thức.
Hungary cáo buộc tỷ lệ lớn hàng nông sản của Ukraine sau khi được đưa vào EU đã không được xuất khẩu tiếp mà bị bán phá giá.
Trước đó, ngày 17/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Hungary Istvan Nagy cho biết nước này sẽ sử dụng "mọi biện pháp có thể" để bảo vệ nông dân của mình khỏi sự gián đoạn thị trường do hoạt động nhập khẩu ngũ cốc khối lượng lớn từ Ukraine, đồng thời nói rằng việc Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản ứng chung là "không thể tránh khỏi."
Phần lớn ngũ cốc sản xuất tại Ukraine vốn có giá rẻ hơn các sản phẩm tương tự ở EU đang tồn tại các nước Trung Âu do không thể xuất đi khu vực khác vì tắc nghẽn hậu cần, ảnh hưởng đến giá bán và lưu thông sản phẩm của nông dân các nước này./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Tiêu thụ thép của Brazil dự kiến sẽ giảm vào năm 2023
Giá đường thế giới tăng lên mức kỷ lục trong hơn 10 năm
Giá dầu mất đà tăng do sức ép từ tình trạng lạm phát ở châu Âu
Nhu cầu của Mexico đối với ngô Mỹ vẫn mạnh trong niên vụ 2022/2023
Nhập khẩu lúa mì của Philippines giảm do tiêu thụ giảm
Giá dầu mất đà tăng do sức ép từ tình trạng lạm phát ở châu Âu
Hungary và Bulgaria ban hành lệnh cấm nhập khẩu nông sản Ukraine
Thế giới đứng trước nguy cơ thiếu hụt 8,7 triệu tấn gạo trong năm nay
Nga-Venezuela đẩy mạnh hợp tác sản xuất dầu mỏ và nhiều lĩnh vực khác
Trung Quốc được dự báo trở thành nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trong năm 2022/23
Xuất khẩu cà phê năm 2022-2023 của Ấn Độ đạt kỷ lục
Ba Lan thông báo đạt thỏa thuận quá cảnh ngũ cốc Ukraine
Các bên thúc đẩy thảo luận về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen
Nga nối lại hoạt động kiểm tra tàu theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...