Nhu cầu của Mexico đối với ngô Mỹ vẫn mạnh trong niên vụ 2022/2023
Thứ sáu, 21-4-2023AsemconnectVietnam - Báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tháng 4/2023 cho biết, trong 7 tháng đầu niên vụ 2022/23 (tháng 9/2022 đến tháng 3/2023), tổng các lô hàng và doanh số bán ngô của Mỹ sang Mexico đạt 13,5 triệu tấn. Đây là mức cao thứ ba được ghi nhận, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của Mexico đối với nguồn cung của Mỹ. Trong năm 2021/22, Mexico là thị trường xuất khẩu ngô lớn nhất của Mỹ, chiếm hơn 1/4 tổng lượng ngô xuất khẩu của Mỹ.
Mexico duy trì nhập khẩu ngô của Mỹ để đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng. Phần lớn sản lượng ngô của Mexico là ngô trắng dùng làm thực phẩm, nhưng 90-95% ngô vàng dùng làm thức ăn chăn nuôi và một số ứng dụng công nghiệp được nhập khẩu từ Mỹ.
Việc thiếu mưa ở các khu vực chiếm tới 2/3 diện tích trồng ngô của Mexico đã hạn chế sản xuất ngô, buộc nước này phải nhập khẩu ngô vàng đáng kể từ Mỹ để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng. Ngoài ra, theo dữ liệu của IGC, giá ngô Mỹ rẻ hơn giá ngô của Achgentina và Brazil cũng là một lợi thế. Giá ngô Mỹ trung bình ở mức 265 USD/tấn trong năm qua, rẻ hơn từ 10-20 USD/tấn so với giá tương ứng từ Achentina và Brazil.
Giá cả cạnh tranh được hỗ trợ bởi Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) và hậu cần chi phí thấp nhờ cơ sở hạ tầng đường sắt Mỹ-Mexico. USMCA duy trì thương mại miễn thuế và hạn ngạch giữa Mỹ và Mexico. Theo báo cáo chỉ số Chi phí Vận tải của AMS Mexico, 60% lượng ngô xuất khẩu của Mỹ sang Mexico được vận chuyển bằng đường sắt vào năm 2022.
Cách thức vận chuyển phong phú cho phép các nhà xuất khẩu bù đắp một phần tác động của sự gián đoạn vận chuyển, chẳng hạn như chi phí cao do tắc nghẽn hậu cần trong đại dịch COVID-19 hoặc chi phí sà lan tăng do mực nước ở Mississippi thấp hơn. Theo dữ liệu từ IGC, giá vận chuyển trung bình đối với các lô hàng ngô Mỹ đến cùng một điểm đến ở Mexico rẻ hơn từ 20 USD/tấn đến 40 USD/tấn so với nguồn cung từ Brazil hoặc Achentina trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 trong 4 năm qua.
N.Nga
Nguồn: VITIC/USDA
Nhập khẩu lúa mì của Philippines giảm do tiêu thụ giảm
Giá dầu mất đà tăng do sức ép từ tình trạng lạm phát ở châu Âu
Hungary và Bulgaria ban hành lệnh cấm nhập khẩu nông sản Ukraine
Thế giới đứng trước nguy cơ thiếu hụt 8,7 triệu tấn gạo trong năm nay
Nga-Venezuela đẩy mạnh hợp tác sản xuất dầu mỏ và nhiều lĩnh vực khác
Trung Quốc được dự báo trở thành nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trong năm 2022/23
Xuất khẩu cà phê năm 2022-2023 của Ấn Độ đạt kỷ lục
Ba Lan thông báo đạt thỏa thuận quá cảnh ngũ cốc Ukraine
Các bên thúc đẩy thảo luận về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen
Nga nối lại hoạt động kiểm tra tàu theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Cộng hòa Séc không có kế hoạch cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine
USDA xếp hạng lúa mì mùa đông của Mỹ thấp nhất trong lịch sử
Quý I/2023, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc tăng 1,9%
Dự báo lúa mì vụ 2023/24 của Brazil cao kỷ lục
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...