Nghị định 12/2023: 05 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
Thứ tư, 19-4-2023AsemconnectVietnam - Chính phủ ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP, trong đó quy định 05 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.
1. Xử lý dữ liệu cá nhân là gì?
Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.
(Khoản 7, 8 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)
2. 05 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân
2. 05 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân
05 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân bao gồm:
- Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác.
Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
- Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
- Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
- Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
- Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
(Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)
3. Một số trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân
3.1. Xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng
3. Một số trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân
3.1. Xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể.
Khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo để chủ thể hiểu được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Điều 18 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)
3.2. Xử lý dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, đã chết
3.2. Xử lý dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, đã chết
- Việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan đến dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thanh niên của người đó, trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp tại mục 2 và mục 3.1.
- Trường hợp không có tất cả những người trên thì được coi là không có sự đồng ý.
(Điều 19 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)
3.3. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
3.3. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
- Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp tại mục 2.
Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.
- Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, xóa không thể khôi phục hoặc hủy dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp:
+ Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Điều 20
Tăng hàng loạt mức hưởng BHXH, BHYT từ ngày 01/7/2023
Tổng hợp điểm mới Nghị định 10/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai
04 quy định mới về cấp sổ đỏ có hiệu lực từ 20/5/2023
Đã có Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai
Chính sách mới về thuế, tài chính có hiệu lực từ tháng 4/2023
Chính sách thương mại, đấu thầu, tiền tệ - ngân hàng có hiệu lực tháng 4/2023
Đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật
Đến năm 2030, xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ đô la Mỹ/năm
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu
Gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn, thép dây nhập khẩu
Thông báo tiếp nhận Hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 năm 2023 (các vụ việc áp dụng: biện pháp tự vệ đối với thép dài (SG04); biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép cuộn, thép dây (AC01.SG04)
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 04/2023
12 khoản tiền của NLĐ sẽ tăng khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Chính sách BHXH, tiền lương công chức, viên chức áp dụng từ tháng 04/2023