ASEAN, Trung Quốc bắt đầu đàm phán nâng cấp FTA song phương
Thứ sáu, 14-4-2023AsemconnectVietnam - Việc thúc đẩy ACFTA sẽ tập trung vào các lĩnh vực mang lại lợi ích cho cả hai bên, bao gồm kinh tế kỹ thuật số, kinh tế xanh, các biện pháp phi thuế quan, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng...
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên về việc nâng cấp Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) tại cuộc họp trực tuyến của Nhóm công tác về các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và quy trình đánh giá tính phù hợp (WG-STRACAP) diễn ra vào ngày 11/4.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, cuộc họp do ông Hussalmizzar Hussain, Vụ trưởng Kế hoạch chiến lược thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Malaysia, và Phó Vụ trưởng Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý Nhà nước về Quy định thị trường của Trung Quốc Chen Jin đồng chủ trì, cùng đại diện các nước thành viên ASEAN (AMS), Phái đoàn Trung Quốc tại ASEAN, và Ban Thư ký ASEAN.
Cuộc họp này là hoạt động triển khai kết quả của Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Trung Quốc (MOFCOM) lần thứ 21 vào ngày 17/9/2022, trong đó nhất trí tăng cường ACFTA với việc thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi chung về thúc đẩy Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA3.0).
Việc thúc đẩy ACFTA sẽ tập trung vào các lĩnh vực mang lại lợi ích cho cả hai bên, bao gồm kinh tế kỹ thuật số, kinh tế xanh, các biện pháp phi thuế quan, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), cũng như tái cơ cấu các chương mục của ACFTA...
Tại cuộc họp, các AMS và Trung Quốc đã thảo luận và thông qua Chương trình công tác giai đoạn 2023-2024 nhằm hoàn tất đàm phán ACFTA. Chương trình công tác này đặt mục tiêu hoàn tất 50% nội dung thỏa thuận và dự thảo thỏa thuận nâng cấp ACFTA vào cuối năm 2024.
Hai bên cũng trao đổi quan điểm và ý kiến đóng góp đối với chương STRACAP (Cấu trúc thỏa thuận AFCTA mới) và nhất trí tiếp tục thảo luận về quy trình giải quyết tranh chấp trong vòng đàm phán tiếp theo, đồng thời thống nhất xem xét các vấn đề kỹ thuật tại Điều 6.5 về các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế thuộc chương STRACAP.
Ngoài ra, các AMS và Trung Quốc đều bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán liên quan đến chương STRACAP sẽ đạt nhiều tiến triển hơn trong tương lai, đồng thời cam kết sẵn sàng phối hợp chặt chẽ để đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Kết quả của cuộc họp WG-STRACAP lần thứ nhất đã được báo cáo lên Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp đặc biệt ACFTA lần thứ 4 diễn ra từ ngày 10-12/4 tại Bangkok, Thái Lan.
Theo kế hoạch, vòng đàm phán thứ hai sẽ được tổ chức trong quý 2 năm 2023 tại Trung Quốc theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vào năm 2021, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Vào thời điểm đó, giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho biết việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) Trung Quốc-ASEAN đã thúc đẩy sự mở cửa hai chiều của thị trường hai bên, đồng thời cũng giúp thúc đẩy sự phát triển thuận lợi hóa thương mại trong khu vực.
Ngoài ra, FTA Trung Quốc-ASEAN cũng giúp giảm tối đa chi phí thương mại, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tiếp sức cho hợp tác kinh tế khu vực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-trung-quoc-bat-dau-dam-phan-nang-cap-fta-song-phuong/856998.vnp
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, cuộc họp do ông Hussalmizzar Hussain, Vụ trưởng Kế hoạch chiến lược thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Malaysia, và Phó Vụ trưởng Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý Nhà nước về Quy định thị trường của Trung Quốc Chen Jin đồng chủ trì, cùng đại diện các nước thành viên ASEAN (AMS), Phái đoàn Trung Quốc tại ASEAN, và Ban Thư ký ASEAN.
Cuộc họp này là hoạt động triển khai kết quả của Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Trung Quốc (MOFCOM) lần thứ 21 vào ngày 17/9/2022, trong đó nhất trí tăng cường ACFTA với việc thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi chung về thúc đẩy Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA3.0).
Việc thúc đẩy ACFTA sẽ tập trung vào các lĩnh vực mang lại lợi ích cho cả hai bên, bao gồm kinh tế kỹ thuật số, kinh tế xanh, các biện pháp phi thuế quan, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), cũng như tái cơ cấu các chương mục của ACFTA...
Tại cuộc họp, các AMS và Trung Quốc đã thảo luận và thông qua Chương trình công tác giai đoạn 2023-2024 nhằm hoàn tất đàm phán ACFTA. Chương trình công tác này đặt mục tiêu hoàn tất 50% nội dung thỏa thuận và dự thảo thỏa thuận nâng cấp ACFTA vào cuối năm 2024.
Hai bên cũng trao đổi quan điểm và ý kiến đóng góp đối với chương STRACAP (Cấu trúc thỏa thuận AFCTA mới) và nhất trí tiếp tục thảo luận về quy trình giải quyết tranh chấp trong vòng đàm phán tiếp theo, đồng thời thống nhất xem xét các vấn đề kỹ thuật tại Điều 6.5 về các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế thuộc chương STRACAP.
Ngoài ra, các AMS và Trung Quốc đều bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán liên quan đến chương STRACAP sẽ đạt nhiều tiến triển hơn trong tương lai, đồng thời cam kết sẵn sàng phối hợp chặt chẽ để đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Kết quả của cuộc họp WG-STRACAP lần thứ nhất đã được báo cáo lên Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp đặc biệt ACFTA lần thứ 4 diễn ra từ ngày 10-12/4 tại Bangkok, Thái Lan.
Theo kế hoạch, vòng đàm phán thứ hai sẽ được tổ chức trong quý 2 năm 2023 tại Trung Quốc theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vào năm 2021, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Vào thời điểm đó, giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho biết việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) Trung Quốc-ASEAN đã thúc đẩy sự mở cửa hai chiều của thị trường hai bên, đồng thời cũng giúp thúc đẩy sự phát triển thuận lợi hóa thương mại trong khu vực.
Ngoài ra, FTA Trung Quốc-ASEAN cũng giúp giảm tối đa chi phí thương mại, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tiếp sức cho hợp tác kinh tế khu vực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-trung-quoc-bat-dau-dam-phan-nang-cap-fta-song-phuong/856998.vnp
Khi những bản FTA của Việt Nam nảy mầm, đậu trái nơi khu vực Trung Đông
Việt Nam và Algeria mong muốn nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam và UAE khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
FTA Việt Nam - Israel: Hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA Việt Nam - Australia
Kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel
Các nước gần đạt được đồng thuận về việc Anh gia nhập CPTPP
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN
Hiệp định thương mại tự do Israel-UAE chính thức có hiệu lực
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Hoa Kỳ-Việt Nam ngày càng phát triển
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Chiang Mai và các địa phương Việt Nam
Việt Nam-Mexico có nhiều dư địa để đẩy mạnh hợp tác thương mại
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam - Campuchia
Anh sẵn sàng dỡ bỏ thuế nhập khẩu trong quá trình hoàn tất các điều khoản gia nhập CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...