Kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng tăng cao hơn mục tiêu
Thứ năm, 6-4-2023AsemconnectVietnam - Nếu Trung Quốc sử dụng tối ưu chính sách tài khóa và tiền tệ, đồng thời kiên định theo đuổi cải cách và mở cửa, thì kinh tế năm 2023 có thể tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra.
Tháng 3/2022, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 5 - 5,5%, nhưng thực tế chỉ đạt 30%, do Omicron - biến thể mới của virus gây ra đại dịch Covid-19 xuất hiện, dẫn tới các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung - cầu nền kinh tế.
Sau khi thay đổi chính sách “Zero Covid” vào tháng 12/2022, đặc biệt là từ giữa tháng 2/2023, kinh tế Trung Quốc dần hoạt động bình thường trở lại.
Năm 2023, Trung Quốc đặt ra mục tiêu GDP tăng khoảng 5%. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng trung bình 4,8% trong giai đoạn 2019 - 2022, có thể kỳ vọng nước này đạt mức tăng trưởng cao hơn. Thực tế, GDP năm 2023 của Trung Quốc được một số tổ chức dự báo tăng dưới 5%, nhưng không ít tổ chức khác dự báo ở mức cao hơn, như IMF (5,2%), OECD (5,3%), Morgan Stanley (5,7%), Societe Generale (5,8%).
Hơn nữa, Trung Quốc còn nhiều dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Trong lĩnh vực tiền tệ, Trung Quốc có thể hạ thấp cả yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng và lãi suất. Đối với chính sách tài khóa, có những lo ngại về tỷ lệ đòn bẩy cao, nhưng tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP vẫn thấp hơn đáng kể so với hầu hết các nền kinh tế phát triển. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và tỷ lệ tiết kiệm cao, cho thấy vị thế tài chính của Trung Quốc mạnh hơn.
Trường hợp chính sách tài khóa mở rộng sẽ hữu ích trong việc hỗ trợ đầu tư. Mặc dù đóng góp của đầu tư vào tăng trưởng GDP suy giảm đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2021, nhưng lại là động lực chính vào năm 2022. Năm ngoái, đầu tư vào bất động sản giảm 10%, nhưng đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng tăng lần lượt 9,1% và 9,4%.
Năm 2023, kỳ vọng đầu tư bất động sản sẽ ổn định, đầu tư cơ sở hạ tầng được hỗ trợ về tài chính, trong khi đầu tư sản xuất sẽ phụ thuộc không nhỏ vào phát triển công nghiệp và công nghệ.
Tuy nhiên, một trở ngại có khả năng xảy ra là sự gia tăng lạm phát, như đã xảy ra ở phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Trong thập kỷ qua, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc rất thấp, với chỉ số giá tiêu dùng tăng trung bình dưới 2%, nhưng đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào năng lực sản xuất và việc cải thiện chuỗi cung ứng cũng như loại bỏ các nút thắt cổ chai trong sản xuất có thể mất thời gian. Do đó, nguồn cung có thể không theo kịp với sự gia tăng nhu cầu đi kèm với việc mở cửa trở lại. Kết quả, sự mất cân đối sẽ khiến lạm phát tăng trong năm nay.
Lạm phát cao hơn sẽ cản trở khả năng của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng. Ưu tiên chính sách là ổn định tăng trưởng, nên Trung Quốc có thể chịu tỷ lệ lạm phát cao hơn 2 - 3%. Đạt được sự cân bằng phù hợp giữa tăng trưởng và ổn định giá cả sẽ là một thách thức chính đối với Chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Mặc dù vậy, nếu sử dụng tối ưu chính sách tài khóa và tiền tệ, đồng thời kiên định theo đuổi cải cách và mở cửa, thì Trung Quốc có thể đảm bảo rằng, năm 2023 sẽ là một năm rất tốt.
Trong bối cảnh đó, Sui Pengfei, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế tại Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên tận dụng triệt để các chính sách của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.
Dalian Infobank, một nhà cung cấp dữ liệu thương mại của Trung Quốc, hồi tháng 2/2023 ước tính, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP đóng góp 16,78% vào tăng trưởng GDP năm 2022, cao hơn nhiều so với mức 5,89% năm 2021 (trước khi RCEP có hiệu lực).
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Lạm phát cơ bản của EU đạt mức kỷ lục trong tháng 3
Hàn Quốc: Hoạt động xuất khẩu vẫn giảm mạnh trong tháng 3
Mexico dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 ở mức 3%
Hoạt động sản xuất của châu Á suy yếu khi nhu cầu toàn cầu chững lại
Nhật Bản chi mạnh tay để chống lạm phát
Ngân hàng Trung ương Thái Lan tăng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp
Các trừng phạt vẫn có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga trong trung hạn
Tình hình kinh tế Nhật Bản tháng 3/2023
Úc: Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến
Tâm lý người Mỹ vững vàng bất chấp căng thẳng liên quan đến ngân hàng
Giá bán buôn của Mỹ bất ngờ giảm 0,1% trong tháng 2; doanh số bán lẻ giảm
PMI khu vực Eurozone bất ngờ tăng trong tháng 3
Ba Lan: Thống đốc ngân hàng lạc quan về triển vọng lạm phát
WB: Kinh tế thế giới có thể đang bước vào một thập kỷ mất mát
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...