Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN
Thứ ba, 28-3-2023AsemconnectVietnam - Hội nghị AFMGM bao gồm 24 cuộc họp, trong đó có các cuộc họp chính từ cấp thứ trưởng đến bộ trưởng và các cuộc họp bên lề với chủ đề “Khám phá Indonesia.”
Ngày 28/3, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ nhất năm 2023 và các Hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị Nusa Dua trên đảo Bali của Indonesia.
AFMGM được tổ chức từ ngày 28-31/3 với sự tham dự của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước thành viên ASEAN, cũng như đại diện của Timor Leste với tư cách quan sát viên.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Tài chính Võ Thành Hưng dẫn đầu.
Hội nghị bao gồm 24 cuộc họp, trong đó có các cuộc họp chính từ cấp thứ trưởng đến bộ trưởng và các cuộc họp bên lề với chủ đề “Khám phá Indonesia” nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa của hai khu vực Sulawesi và Kalimantan, cũng như giới thiệu các tiềm năng du lịch của Indonesia.
Các cuộc họp chính bao gồm Hội nghị Thứ trưởng Tài chính ASEAN (AFDM), Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACDM), Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM), Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM), Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACGM) và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM).
Tại các cuộc họp chính này, các đại biểu sẽ thảo luận và thông qua các hành động hợp tác tập thể nhằm hiện thực hóa ba nội dung kinh tế ưu tiên (PED), cụ thể là: Tái thiết và phục hồi (phục hồi tăng trưởng khu vực, Kết nối và Năng lực cạnh tranh Mới); Kinh tế số (đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế kỹ thuật số bao trùm) và Phát triển bền vững (thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững vì một tương lai thích ứng).
Ngoài ra, để thúc đẩy thông điệp của các cuộc họp chính, một số cuộc họp và sự kiện quốc tế bên lề do Ngân hàng Indonesia tổ chức, bao gồm hội thảo với chủ đề “Tăng cường hiệu chỉnh chính sách ứng phó tài chính vĩ mô” và các hội thảo cấp cao với chủ đề “Từ ASEAN đến hệ thống thanh toán toàn cầu trong kỷ nguyên số,” “Chiến lược sáng tạo nhằm thúc đẩy tài chính bao trùm,” “Điều chỉnh chính sách cho chuyển đổi khí hậu.”
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Indonesia cũng tổ chức một số sự kiện bên lề, bao gồm Hội thảo đối thoại cấp cao về thúc đẩy tài chính kỹ thuật số bao trùm và phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Hội thảo về chuyển đổi tài chính trong ASEAN; Hội nghị chuyên đề về phát triển Đông Nam Á (SEADS) năm 2023 với chủ đề “Hình dung một ASEAN phát thải ròng bằng 0.”
Ngoài các chủ đề phục hồi kinh tế, kinh tế số, phát triển kinh tế bền vững, hệ thống thanh toán kỹ thuật số, các đại biểu sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, như rủi ro của tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác cũng như chính sách quản lý; tác động lan tỏa từ các vụ sụp đổ ngân hàng toàn cầu; đề xuất hợp tác giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế các nước ASEAN về việc sẵn sàng tài trợ phòng chống các đại dịch trong tương lai./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/khai-mac-hoi-nghi-bo-truong-tai-chinh-va-thong-doc-ngan-hang-asean/853745.vnp
AFMGM được tổ chức từ ngày 28-31/3 với sự tham dự của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước thành viên ASEAN, cũng như đại diện của Timor Leste với tư cách quan sát viên.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Tài chính Võ Thành Hưng dẫn đầu.
Hội nghị bao gồm 24 cuộc họp, trong đó có các cuộc họp chính từ cấp thứ trưởng đến bộ trưởng và các cuộc họp bên lề với chủ đề “Khám phá Indonesia” nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa của hai khu vực Sulawesi và Kalimantan, cũng như giới thiệu các tiềm năng du lịch của Indonesia.
Các cuộc họp chính bao gồm Hội nghị Thứ trưởng Tài chính ASEAN (AFDM), Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACDM), Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM), Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM), Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACGM) và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM).
Tại các cuộc họp chính này, các đại biểu sẽ thảo luận và thông qua các hành động hợp tác tập thể nhằm hiện thực hóa ba nội dung kinh tế ưu tiên (PED), cụ thể là: Tái thiết và phục hồi (phục hồi tăng trưởng khu vực, Kết nối và Năng lực cạnh tranh Mới); Kinh tế số (đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế kỹ thuật số bao trùm) và Phát triển bền vững (thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững vì một tương lai thích ứng).
Ngoài ra, để thúc đẩy thông điệp của các cuộc họp chính, một số cuộc họp và sự kiện quốc tế bên lề do Ngân hàng Indonesia tổ chức, bao gồm hội thảo với chủ đề “Tăng cường hiệu chỉnh chính sách ứng phó tài chính vĩ mô” và các hội thảo cấp cao với chủ đề “Từ ASEAN đến hệ thống thanh toán toàn cầu trong kỷ nguyên số,” “Chiến lược sáng tạo nhằm thúc đẩy tài chính bao trùm,” “Điều chỉnh chính sách cho chuyển đổi khí hậu.”
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Indonesia cũng tổ chức một số sự kiện bên lề, bao gồm Hội thảo đối thoại cấp cao về thúc đẩy tài chính kỹ thuật số bao trùm và phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Hội thảo về chuyển đổi tài chính trong ASEAN; Hội nghị chuyên đề về phát triển Đông Nam Á (SEADS) năm 2023 với chủ đề “Hình dung một ASEAN phát thải ròng bằng 0.”
Ngoài các chủ đề phục hồi kinh tế, kinh tế số, phát triển kinh tế bền vững, hệ thống thanh toán kỹ thuật số, các đại biểu sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, như rủi ro của tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác cũng như chính sách quản lý; tác động lan tỏa từ các vụ sụp đổ ngân hàng toàn cầu; đề xuất hợp tác giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế các nước ASEAN về việc sẵn sàng tài trợ phòng chống các đại dịch trong tương lai./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/khai-mac-hoi-nghi-bo-truong-tai-chinh-va-thong-doc-ngan-hang-asean/853745.vnp
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Hoa Kỳ-Việt Nam ngày càng phát triển
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Chiang Mai và các địa phương Việt Nam
Việt Nam-Mexico có nhiều dư địa để đẩy mạnh hợp tác thương mại
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam - Campuchia
Anh sẵn sàng dỡ bỏ thuế nhập khẩu trong quá trình hoàn tất các điều khoản gia nhập CPTPP
Tăng cường mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới mà Anh có thế mạnh
Các hiệp hội tại Mỹ thúc đẩy chính quyền ký thêm nhiều FTA
Các hiệp hội tại Mỹ thúc đẩy chính quyền ký thêm nhiều FTA
Tăng cường thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Ấn Độ và Đà Nẵng
ASEAN không ưu tiên thiết lập đồng tiền chung khu vực
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và vùng Scotland
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược tin cậy Việt Nam-Nhật Bản
Mỹ, EU tiến gần tới thỏa thuận về ưu đãi của Đạo luật Giảm lạm phát
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...