G7 chưa định đánh giá lại việc áp giá trần dầu mỏ của Nga
Thứ tư, 22-3-2023AsemconnectVietnam - Một quan chức G7 giấu tên cho biết các thành viên luôn muốn bảo lưu quyền ủng hộ những điều chỉnh trong tương lai đối với các mức giá trần dầu mỏ để đáp ứng được những mục tiêu kép của nhóm.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhiều khả năng chưa xem xét lại mức áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga trong tuần này.
Thông tin trên do các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) và G7 tiết lộ ngày 20/3.
Theo hãng tin Reuters, G7 dự kiến sẽ đánh giá lại vào giữa tháng 3 mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga được đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, theo những nguồn tin trên, cuối tuần qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo với các đại sứ rằng G7 chưa muốn cân nhắc lại vấn đề này.
Một quan chức G7 giấu tên cho biết các thành viên luôn muốn bảo lưu quyền ủng hộ những điều chỉnh trong tương lai đối với các mức giá trần dầu mỏ để đáp ứng được những mục tiêu kép của nhóm, nếu các điều kiện thị trường và kinh tế được đảm bảo.
Trong khi đó, một số nước EU đang tìm cách để G7 giảm tiếp mức giá trần với dầu mỏ của Nga nhằm hạn chế nguồn thu của Moskva.
Tháng 12/2022, EU và G7 nhất trí áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu của Nga vận chuyển bằng đường biển nhằm một mặt siết chặt doanh thu của Moskva từ "vàng đen," một mặt vẫn duy trì dòng chảy nhằm tránh cú sốc nguồn cung toàn cầu.
G7 cũng cấm các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm và tài chính đối với dầu thô và các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ của Nga nếu chúng được bán với giá cao hơn giá trần.
Trong khi đó, EU đã tạm dừng nhập khẩu dầu thô của nước này qua đường biển từ ngày 5/12/2022. Mỹ và Anh cũng đã áp đặt nhiều hạn chế đối với việc nhập khẩu dầu mỏ của Moskva.
Vào tháng 2 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đã giảm gần 40% trong tháng đầu tiên năm nay do các biện pháp áp giá trần và các lệnh trừng phạt của phương Tây./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Nga đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc
Nga nhấn mạnh điều kiện để gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Giá khí đốt tại châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm
Chế biến đậu tương của Achentina gặp khủng hoảng khi hạn hán đe dọa thu hoạch
Brazil đẩy mạnh chế biến đậu tương, xuất khẩu sang Trung Quốc
Ấn Độ nhập khẩu số lượng phân bón từ Nga lớn nhất trong 3 năm
Ai Cập và Nga thảo luận hợp tác kinh tế, thúc đẩy dự án chung
NT2 triển khai các giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản xuất điện
Iraq cam kết duy trì sản lượng dầu 220.000 thùng mỗi ngày
Phát hiện mỏ dầu trữ lượng 200 triệu thùng tại vùng biển Mexico
Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chính thức được gia hạn
Xuất khẩu ngô toàn cầu sang Ai Cập giảm mạnh trong vụ 2022/23
Nhập khẩu ngô của Philippines tăng nhờ nhu cầu phục hồi sau dịch COVID-19 và thuế thấp hơn
Nguồn cung khí đốt của tập đoàn Gazprom cho châu Âu gia tăng
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...