Indonesia thúc đẩy 7 ưu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp
Thứ ba, 21-3-2023AsemconnectVietnam - Các PED này bao gồm Khuôn khổ tạo thuận lợi cho dịch vụ ASEAN (ASFF); Ký kết Nghị định thư sửa đổi lần thứ 2 Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)...
Trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, Bộ Thương mại Indonesia đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM Retreat) lần thứ 29 từ ngày 20-22/3 tại tỉnh Trung Java.
Trao đổi với truyền thông ngày 19/3, Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Djatmiko Bris Witjaksono cho biết, Indonesia sẽ trình bày 7 ưu tiên kinh tế (PED) tại Hội nghị, phù hợp với trụ cột Cộng đồng kinh tế ASEAN, với mục tiêu xây dựng một hệ thống thương mại thị trường tự do được tất cả các nước thành viên ASEAN thực hiện.
Các PED này bao gồm Khuôn khổ tạo thuận lợi cho dịch vụ ASEAN (ASFF); Ký kết Nghị định thư sửa đổi lần thứ 2 Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); Thành lập Bộ phận hỗ trợ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta; Sáng kiến về các dự án công nghiệp ASEAN.
Các PED còn lại bao gồm Thực thi đầy đủ mẫu D điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo về phát triển Khuôn khổ Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA); Lộ trình hài hóa hóa các tiêu chuẩn ASEAN nhằm hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Cũng tại cuộc gặp mặt truyền thông, Vụ trưởng Đàm phán ASEAN thuộc Tổng cục Đàm phán Thương mại Quốc tế Dina Kurniasari cho hay Hội nghị cũng thảo luận về việc nâng cấp chuỗi cung ứng trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/indonesia-thuc-day-7-uu-tien-tai-hoi-nghi-bo-truong-kinh-te-asean-hep/852281.vnp
Trao đổi với truyền thông ngày 19/3, Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Djatmiko Bris Witjaksono cho biết, Indonesia sẽ trình bày 7 ưu tiên kinh tế (PED) tại Hội nghị, phù hợp với trụ cột Cộng đồng kinh tế ASEAN, với mục tiêu xây dựng một hệ thống thương mại thị trường tự do được tất cả các nước thành viên ASEAN thực hiện.
Các PED này bao gồm Khuôn khổ tạo thuận lợi cho dịch vụ ASEAN (ASFF); Ký kết Nghị định thư sửa đổi lần thứ 2 Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); Thành lập Bộ phận hỗ trợ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta; Sáng kiến về các dự án công nghiệp ASEAN.
Các PED còn lại bao gồm Thực thi đầy đủ mẫu D điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo về phát triển Khuôn khổ Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA); Lộ trình hài hóa hóa các tiêu chuẩn ASEAN nhằm hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Cũng tại cuộc gặp mặt truyền thông, Vụ trưởng Đàm phán ASEAN thuộc Tổng cục Đàm phán Thương mại Quốc tế Dina Kurniasari cho hay Hội nghị cũng thảo luận về việc nâng cấp chuỗi cung ứng trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/indonesia-thuc-day-7-uu-tien-tai-hoi-nghi-bo-truong-kinh-te-asean-hep/852281.vnp
Thủ tướng: Tăng cường kết nối nền kinh tế Việt Nam và Brunei
ASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chính
Bế mạc Hội nghị hẹp các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN
ASEAN khẳng định mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết, đối thoại và hợp tác
Hội nhập đa phương trong ASEAN: Biến tầm nhìn thành hành động
ĐSQ Việt Nam chủ trì họp chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN Bern
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Khẳng định bản lĩnh Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Bảo đảm an ninh, an toàn và trọng thị
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
ASEAN gắn kết vượt khó và chủ động thích ứng trong năm 2020
Chuyên gia Nhật: Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN
Indonesia: Việt Nam đóng góp đáng kể nâng cao tiếng nói của ASEAN
EU sẵn sàng đàm phán thương mại với Anh vào tháng Một năm 2021
Tổng kết Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...