ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng
Thứ hai, 27-3-2023AsemconnectVietnam - Sáng 15/3/2023, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại TP.HCM. Phương án chia cổ tức với tỷ lệ 35% gồm cổ tức tiền mặt, cổ phiếu thưởng, và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.200 tỷ đồng năm 2023 đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Theo báo cáo của HĐQT tại ĐHĐCĐ, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa Ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.
Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57%/năm trong suốt giai đoạn 6 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp, vượt trội so với trung bình Top 10 ngân hàng niêm yết.
Cũng theo báo cáo của HĐQT, VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất thị trường với 90%, đồng thời là một trong những nhà băng có tỷ trọng trái phiếu trên tổng dư nợ ở nhóm thấp nhất ngành, chỉ chiếm 0,8% tổng dư nợ.
Trong năm 2022, NHNN đã xếp hạng VIB ở nhóm cao nhất ngành dựa trên những đánh giá về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, hiệu quả sinh lời, quản trị thanh khoản và các chỉ số về độ nhạy. VIB luôn tuân thủ các chỉ số NHNN đề ra và thường xuyên đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Basel II, Basel III và IFRS.
Trả lời cổ đông tại đại hội, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, năm 2022 và 2023 sẽ là năm khó khăn đối với thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Trong báo cáo cập nhật gần đây, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm 1.800 tỷ đồng trên tổng 232.000 tỷ đồng dư nợ của Ngân hàng.
Còn cho vay bất động sản có 3.800 tỷ đồng, rất nhỏ so với các ngân hàng khác, bất động sản chủ yếu cho vay công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
VIB chỉ có 3% cho vay trái phiếu và bất động sản trong tổng dư nợ. Còn báo cáo của Moody’s, dư nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ ở mức gần 15%, trong khi đại đa số ngân hàng khác cao hơn.
VIB có 90% dư nợ ở mảng ngân hàng bán lẻ, trong đó hơn 90% dư nợ có tài sản bảo đảm.
Cho vay nhà ở chiếm 5%, cho vay kinh doanh chiếm 17%, cho vay ô tô 18-19%, còn lại là cho vay sửa chữa nhà, cho vay thẻ, cho vay tài sản thế chấp bằng sổ tiết kiệm.
Về nhà ở kinh doanh của VIB khác với ngân hàng khác, VIB không cho vay nhà ở dự án đang triển khai, condotel… chỉ cho vay nhà ở đã có sổ hồng, sổ đỏ, cho vay đa mục đích vừa kinh doanh vừa ở. Nếu thị trường bất động sản giảm 30-40%, thì chất lượng tài sản đảm bảo của VIB an toàn.
ĐHĐCĐ VIB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36%; chi cổ tức 35%, với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng.
VIB đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20% - 30% cho giai đoạn 2022-2026.
Theo Chủ tịch VIB, con số kế hoạch lợi nhuận đưa ra cho năm nay đã được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. VIB nghĩ rằng kế hoạch lợi nhuận năm nay là con số hợp lý với mô hình vận hành của VIB.
Trong những tháng đầu năm 2023, NIM đã tăng nhẹ, vượt hơn số 4,6%. Tuy nhiên, VIB nhìn nhận biện pháp NHNN đưa ra giảm lãi suất điều hành để giảm lãi suất huy động, đồng thời phải hỗ trợ khách hàng vay vốn, giảm lãi cho vay. Do đó, VIB sẽ đưa NIM về khoảng 4,5-4,6%.
Bên cạnh đó, với hoạt động Bancassurance trong năm 2022 có ảnh hưởng nhẹ do yếu tố thị trường trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng khác cũng như một số ngân hàng bán sản phẩm Bancassurance không chính xác làm cho uy tín cũng như góc nhìn đối với sản phẩm này bị ảnh hưởng.
Trong năm 2022, Bancassurance cả VIB tăng trưởng 8%. VIB đã cân bằng giữa bán bảo hiểm cho khách hàng vay cũng như khách hàng tiền gửi. VIB đang đàm phán với Prudential gia hạn hợp đồng trong 13 năm tới, tạo ra lợi ích thiết thực cho những người tham gia mua bảo hiểm, bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm đầu tư. Ngân hàng tin tưởng trong năm 2023 hoạt động Bancassurance sẽ tăng trưởng tốt.
Ngoài ra, ĐHĐCĐ VIB cũng thông qua danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ IX (2023 - 2027) với 5 thành viên HĐQT, trong đó có 1 thành viên độc lập. Trong 5 thành viên HĐQT mới có 4 thành viên tiếp tục trúng cử gồm ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT; ông Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT; ông Hàn Ngọc Vũ thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc; ông Đỗ Xuân Hoàng, thành viên HĐQT VIB.
Đại hội bầu 2 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
PVOIL (OIL) tăng trưởng sản lượng vượt bậc trong năm 2022
ĐHĐCĐ Sudico (SJS): Mục tiêu tăng trưởng 2023 từ 10 – 15% doanh thu
Năm 2023, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) dự kiến lợi nhuận tăng nhẹ và cổ tức tiếp tục 8%
ĐHĐCĐ thường niên 2023 Nam A Bank (NAB): Sẽ niêm yết cổ phiếu và mở rộng chi nhánh tại nước ngoài
Năm 2023, Thế giới Di động (MWG) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng nhẹ lên 4.200 tỷ đồng
Masan (MSN) tiếp tục hút dòng vốn ngoại lên đến 15.000 tỷ đồng
Sợi Thế Kỷ (STK) tiếp cận thành công 52,5 triệu USD khoản vay hợp vốn
ĐHĐCĐ niên độ 2022-2023 Hoa Sen (HSG): Sẽ có lãi trong tháng 3,4 và tháng 5
Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm quốc tế lần đầu với GAS ở mức “BB”
Nam A Bank (NAB) dự kiến lãi 2.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chia cổ tức 25%
Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi 108 tỷ đồng trong tháng 2
475.000 tấn thép của Hòa Phát (HPG) được tiêu thụ trong tháng 2
PVCoating (PVB) thi công gói thầu bọc ống cho Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro
Sau quý IV/2022 ghi nhận lỗ, Tập đoàn Thiên Long (TLG) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận giảm 77% trong tháng đầu năm 2023