Mỹ: Dự án khai thác dầu mỏ tại bang Alaska đối mặt thách thức pháp lý
Thứ năm, 16-3-2023AsemconnectVietnam - Sáu nhóm môi trường đã đệ đơn kiện lên Tòa án khu vực tại bang Alaska với cáo buộc Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan đã vi phạm Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia, Đạo luật về các loài nguy cấp.
Ngày 14/3, một số nhóm môi trường đã đệ đơn kiện lên tòa án nhằm tìm cách ngăn chặn dự án khoan dầu Willow tại bang Alaska (Mỹ), một ngày sau khi Chính phủ Mỹ phê duyệt dự án gây tranh cãi này.
Cụ thể, 6 nhóm môi trường đã đệ đơn kiện lên Tòa án khu vực tại bang Alaska với cáo buộc Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan đã vi phạm Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA), Đạo luật về các loài nguy cấp (ESA) và các luật khác khi cấp phép cho dự án.
Ông Mike Scott thuộc tổ chức Sierra Club, một trong những nguyên đơn trong vụ kiện, cho rằng dự án Willow sẽ là mối đe dọa đối với động vật hoang dã, hệ sinh thái cũng như cộng đồng ở vùng Bắc Cực Alaska.
Dự án này đi vào hoạt động sẽ để lại những tác động tiêu cực đối với khí hậu cho tới nhiều thập kỷ nữa.
Thượng nghị sỹ Alaska Dan Sullivan nhận định việc có những nỗ lực pháp lý để ngăn chặn dự án Willow là điều đã được dự đoán từ trước.
Ông Sullivan khẳng định sẵn sàng bảo vệ các quyết định của chính quyền trước những thách thức pháp lý và phản đối từ các tổ chức phi chính phủ.
Một ngày trước đó, Bộ Nội vụ Mỹ đã “bật đèn xanh” cho tập đoàn năng lượng khổng lồ ConocoPhillips triển khai hoạt động khoan dầu tại 3 địa điểm trong Khu Dự trữ Dầu khí Quốc gia Alaska, nằm trong khuôn khổ dự án Willow.
Nhiều nhóm môi trường đã hối thúc Tổng thống Joe Biden bãi bỏ dự án này.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2022, ông Biden từng cam kết sẽ không phê duyệt bất kỳ hợp đồng cho phép khai thác dầu khí mới nào trên đất công.
Những nghị sỹ Alaska ủng hộ việc thông qua kế hoạch khai thác dầu, cho rằng đây là cơ hội tạo ra hàng nghìn việc làm và góp phần giúp Mỹ tự chủ về nguồn cung năng lượng, với sản lượng dầu đạt mức cao nhất là 180.000 thùng/ngày, tức khoảng 576 triệu thùng trong 30 năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Nội vụ, dự án Willow sẽ thải 239 triệu tấn khí CO2 ra môi trường trong 30 năm tới, tương đương với lượng khí thải hằng năm của 64 nhà máy nhiệt điện than.
Tổng thống Biden cam kết cắt giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 2005 để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 chậm nhất vào năm 2050./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Xuất khẩu ngô toàn cầu sang Ai Cập giảm mạnh trong vụ 2022/23
Nhập khẩu ngô của Philippines tăng nhờ nhu cầu phục hồi sau dịch COVID-19 và thuế thấp hơn
Nguồn cung khí đốt của tập đoàn Gazprom cho châu Âu gia tăng
Trung Quốc khai trương tuyến đường sắt chở hàng trực tiếp đến châu Âu
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen có thể sẽ có một số thay đổi
Nhật Bản đồng ý dỡ bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc
Anh, Australia "loay hoay" tìm cách đảm bảo nguồn cung điện và khí đốt
Nga mở rộng danh sách hàng hóa được phép nhập khẩu song song
Xuất khẩu lúa mì của Kazakhstan tăng mạnh nhờ sản lượng gần kỷ lục
Achentina: Hạn hán làm giảm xuất khẩu ngô với thương mại toàn cầu thấp nhất trong ba năm
Thổ Nhĩ Kỳ muốn kéo dài thời gian gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
EU sẽ sớm công bố các bước khởi động kế hoạch mua chung khí đốt
OPEC+ sẽ theo đuổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm nay
LHQ nỗ lực kéo dài thời gian gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...