Nhật Bản: Lĩnh vực dịch vụ tháng 2 tăng trưởng nhanh nhất trong 8 tháng
Chủ nhật, 12-3-2023AsemconnectVietnam - Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Nhật Bản đã tăng lên mức 54,0 trong tháng 2 so với mức 52,3 của tháng 1 và ghi nhận tháng thứ 6 liên tiếp đạt mốc trên 50.
Trong đó, lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản trong tháng 2 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 8 tháng qua, khi tác động của dịch Covid tới nền kinh tế đã giảm bớt trên toàn cầu.
Usamah Bhatti, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: "Mảng dịch vụ của Nhật Bản báo hiệu các điều kiện về nhu cầu đang hồi phục với tốc độ nhanh hơn trong tháng 2".
Các chỉ số phụ cho thấy các đơn đặt hàng mới và nhu cầu ở nước ngoài đã tăng tháng thứ 6 liên tiếp, với các đơn đặt hàng mới tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2022.
Ông Bhatti cho biết thêm, hoạt động kinh doanh trong tháng 2 đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm rưỡi qua do nhu cầu tăng trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản trong tháng 1 đạt mức thấp nhất trong 3 năm, ở mức 2,4%, cho thấy tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các công ty tăng lương và giúp giảm bớt gánh nặng của các hộ gia đình đang phải gánh chịu do chi phí sinh hoạt tăng cao.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, chỉ số niềm tin kinh doanh đã được cải thiện lên mức cao nhất trong 4 tháng nhờ các điều kiện kinh tế tốt hơn và những lo ngại về tác động của dịch COVID lên nền kinh tế đã giảm, với lý do kỳ vọng nhu cầu ngành du lịch được hồi phục.
Ngành du lịch của Nhật Bản đang phục hồi mạnh mẽ sau khi chính phủ nước này bãi bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 vào tháng 10/2022, với lượng du khách nước ngoài đã tăng lên khoảng 1,5 triệu lượt người vào tháng 1 năm nay.
Một chỉ số quan trọng khác là chỉ số lạm phát tiêu dùng lõi (CPI lõi) ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã tăng chậm lại trong tháng 2 do chính sách hỗ trợ về năng lượng của chính phủ nước này bắt đầu phát huy tác dụng.
Chi phí năng lượng đã tăng 5,3% trong tháng 2 so với một năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức tăng đột biến 26,0% trong tháng Giêng. Mặt khác, giá thực phẩm tươi sống đã tăng 7,8% trong tháng 2, nhanh hơn mức tăng 7,4% trong tháng 1.
Các nhà phân tích cho biết quan điểm của BOJ rằng, lạm phát sẽ chỉ là tạm thời đang bị lung lay và có thể sẽ khiến ngân hàng trung ương nước này phải loại bỏ dần các gói kích thích tiền tệ khổng lồ của mình.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
GDP của Ukraine giảm 26% trong tháng 2/2023
Kinh tế Nhật Bản hầu như không tăng trưởng trong Q4/2022
Thương mại của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm do nhu cầu toàn cầu chững lại
Lạm phát tiêu dùng Trung Quốc chậm nhất trong một năm
Nhật Bản: BoJ giữ nguyên chính sách tiền tệ, kiểm soát "đường cong lãi suất"
Lạm phát của Mỹ tăng 6% trong tháng 2, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021
Các nền kinh tế mới nổi và cận biên có thể sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất nếu lãi suất của Fed lên tới 6%
Lạm phát Hàn Quốc hạ nhiệt
Thâm hụt ngân sách trong 2 tháng đầu năm 2023 của Nga tăng lên 34 tỷ đô la khi chi tiêu tăng vọt
Lạm phát tháng 2/2023 của Ai Cập tăng cao nhất trong hơn 5 năm
Kinh tế Ireland suy thoái kỹ thuật, vẫn tăng 8,2% năm 2022
Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức kỷ lục
Kinh tế châu Á tăng trưởng khiêm tốn, ít điểm sáng trong năm 2023
Nga lần đầu tiên lọt vào top 5 đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...