Tiếp tục đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Thủ đô
Thứ hai, 6-3-2023AsemconnectVietnam - Năm 2022, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục tạo bước chuyển biến tích cực và có sự lan tỏa đến hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân trong ý thức, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước. Tâm lý tiêu dùng hàng nội địa đã trở thành thói quen của người dân.
Để đưa hàng Việt đến người tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thương mại, bình ổn thị trường, trong năm qua, Thành phố và các đơn vị thành viên BCĐ tổ chức thành công nhiều chương trình, hội chợ, tuần hàng Việt giới thiệu, xúc tiến thương mại, điểm bán sản phẩm OCOP, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng như: Triển khai công tác phục vụ Tết Nguyên đán; tổ chức các chương trình, sự kiện khuyến mại tập trung Thành phố và chương trình khuyến công Thành phố.
Theo đó, Sở Công Thương đã tổ chức các hội chợ, 7 phiên chợ Việt, 5 tuần hàng Việt nhằm kích cầu nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia quảng bá, tiêu thụ nông sản thực phẩm, trái cây, thủy sản, sản phẩm OCOP và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng; Chủ trì phối hợp với 18 quận, huyện giới thiệu khoảng 30 địa điểm để khảo sát, phát triển thành các Điểm OCOP. Đến nay, tổ chức vận hành, phát triển thêm 10 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nâng tổng số điểm OCOP trên địa bàn Thành phố khoảng 80 địa điểm.
Điểm nhấn trong thúc đẩy việc tiêu thụ hàng Việt năm 2022 là đã tổ chức các hoạt động về liên kết vùng, hội nghị kết nối cung cầu, nguyên liệu đầu vào giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố: Sở Công Thương tổ chức Khu trưng bày, quảng bá sản phẩm Hà Nội tại chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ; Tổ chức các đoàn giao thương, xúc tiến thương mại; Giới thiệu, kết nối 2.000 sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố; kết nối, hỗ trợ các sản phẩm mùa vụ, có khó khăn trong việc tiêu thụ… của các tỉnh, thành phố (Ninh Thuận, Bình Thuận; Đà Nẵng, Hưng Yên, Lào Cai, Nghệ An…) vào các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm…phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời, tiếp tục thông tin, giới thiệu danh sách trên 2.500 sản phẩm OCOP Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố đến các doanh nghiệp, siêu thị, Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các doanh nghiệp, đơn vị phân phối kết nối, tiêu thụ. Tổ chức hội nghị kết nối Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội - doanh nghiệp Italia...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn Thành phố, năm 2023, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố sẽ chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, đồng thời lên án, đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình điển hình, tôn vinh tổ chức, cá nhân, sản phẩm được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao. Tổ chức các chương trình tọa đàm, phóng sự.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng, các hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại, bình ổn thị trường; tổ chức các chương trình bán hàng Việt, đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng, vận động các doanh nghiệp triển khai bán hàng lưu động, đưa hàng về các đại lý, tại các vùng xa, phục vụ người tiêu dùng. Triển khai các hội chợ, chương trình khuyến mại, giảm giá, chương trình kích cầu nội địa, kết nối giao thương, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội; Rà soát, triển khai chương trình kết nối giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài vào các thời điểm phù hợp.
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn: Gắn hoạt động của CVĐ với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố; cùng Thành phố và các sở, ban, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung kết nối cung - cầu. Tiếp tục rà soát, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, tăng cường giới thiệu, kết nối để sản phẩm đi sâu vào đời sống dân cư, tạo thói quen tiêu dùng.
Ngoài ra, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, giá cả sản phẩm chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Nguồn: moit.gov.vn
Hòa Bình tập trung phát triển và nâng cao chất lượng của cam Cao Phong
197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập
Ưu tiên dùng hàng Việt
Nâng chất cho hàng Việt từ hiệu quả các FTA
Khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề
Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022
Hàng Việt chiếm ưu thế trong hệ thống bán lẻ của AEON Việt Nam
Sôi động hàng Việt phục vụ Tết Nguyên Đán 2023 tại hệ thống siêu thị của Central Retail
Nhiều ngành hàng Việt Nam đóng góp vào tuần lễ mua sắm năm 2022
Trên 90% người tiêu dùng Việt đang lựa chọn hàng Việt
Hội nghị kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại tỉnh Vĩnh Phúc
Mận đường Tám Hội - sản phẩm OCOP đặc trưng của Sóc Trăng
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2022
Vietnam Foodexpo 2022: Nâng tầm giá trị thương hiệu của thực phẩm Việt Nam
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...