Chính sách mới về kiểm toán, tiền tệ ngân hàng có hiệu lực từ tháng 3/2023
Thứ ba, 28-2-2023AsemconnectVietnam - Những chính sách mới về kiểm toán, tiền tệ ngân hàng có hiệu lực từ tháng 3/2023.
1. Bổ sung căn cứ lập kế hoạch kiểm toán năm
Ngày 09/02/2023, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN về Quy định lập, thẩm định và ban hành kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung hạn của Kiểm toán Nhà nước.
Theo đó, căn cứ lập kế hoạch kiểm toán năm bao gồm:
- Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.
(So với hiện nay bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước)
- Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước; kế hoạch thực hiện chiến lược từng giai đoạn của Kiểm toán nhà nước; kế hoạch kiểm toán trung hạn (đối với kế hoạch kiểm toán năm).
- Các văn bản quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách hàng năm, trung hạn, dài hạn của Trung ương và địa phương; thực tiễn quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách trong năm và các thời kỳ trước, sau có liên quan.
- Yêu cầu thực tiễn và năng lực thực tế của Kiểm toán nhà nước.
- Các kế hoạch công tác của Kiểm toán nhà nước.
- Các văn bản yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội và của các cơ quan chức năng có liên quan.
(So với hiện nay bổ sung ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội)
2. Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ 01/3/2023
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2022 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có một số điểm mới nổi bật như sau:
- Giảm 1 Chương, tăng 16 Điều so với Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
- Điểm mới về đối tượng báo cáo trong phòng, chống rửa tiền.
- Bổ sung nguyên tắc có đi có lại trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
- Bổ sung đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.
- Quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng trong biện pháp phòng, chống rửa tiền.
- Bổ sung khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình.
- Sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán.
- Sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
- Bổ sung 09 dấu hiệu đáng ngờ với lĩnh vực trung gian thanh toán.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023, trừ khoản 1 Điều 64 có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực.
3. Sửa đổi nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng
Đây là nội dung tại Thông tư 27/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Trong đó, sửa đổi nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn cử như:
- Sửa đổi trình tự tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tại khoản 2, 3 Điều 14 Thông tư 43/2015/TT-NHNN.
- Sửa đổi trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Điều 13 Thông tư 53/2018/TT-NHNN.
- Sửa đổi trình tự tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Điều 18 Thông tư 53/2018/TT-NHNN.
- Sửa đổi trình tự thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Điều 6 Thông tư 25/2017/TT-NHNN.
- Sửa đổi trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng là hợp tác xã tại Điều 18 Thông tư 09/2018/TT-NHNN.
4. Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành Ngân hàng
Đây là nội dung tại Thông tư 19/2022/TT-NHNN về việc hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực Ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Theo đó, danh mục 08 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng như sau:
- Vị trí việc làm về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng;
- Vị trí việc làm về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng;
- Vị trí việc làm về nghiệp vụ ngân hàng Trung ương;
- Vị trí việc làm về thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Vị trí việc làm về kiểm soát ngân hàng;
- Vị trí việc làm về phòng, chống rửa tiền;
- Vị trí việc làm về tiền tệ, ngân hàng quốc tế;
- Vị trí việc làm về quản lý tổ chức tín dụng.
Nguồn: tthuvienphapluat.vnCác quy định được luật hóa từ Nghị định 29/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực công chứng
Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
Tổng Cục Thuế hướng dẫn phương án phân đoạn người nộp thuế
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 03/2023
03 quy định tại Nghị định 65/2022 về trái phiếu ngưng hiệu lực đến hết 2023
04 điểm mới Nghị định 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp
Không phải xuất trình sổ hộ khẩu khi làm thủ tục hành chính
Biện pháp giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
Thông tư 13/2023/TT-BTC: Sửa quy định về thuế GTGT
Chính sách tiền lương công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 3/2023
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 03/2023
Đến tháng 6/2023, cấp 40 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Quy định mới về hạn ngạch thuế nhập khẩu thuốc lá và trứng gia cầm
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...