Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Thứ sáu, 19-8-2022AsemconnectVietnam - Từ đầu năm đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Ba Lan đạt trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu.
Ba Lan hiện là bạn hàng số 1 của Việt Nam tại khu vực Đông Âu và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Ba Lan ngoài Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp hai nước đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại hai chiều lên mốc cao mới.
Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - cho biết, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ba Lan luôn được củng cố không ngừng về mọi mặt, trong đó có quan hệ thương mại và đầu tư.
Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ba Lan đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ba Lan đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020 và giá trị nhập khẩu của việt Nam từ thị trường này đạt trên 500 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ.
Tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ba Lan đạt trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ba Lan như hàng may mặc, thủy sản, hàng nông sản như ngũ cốc, cà phê hay giày dép các loại.
Ngược lại Ba Lan có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng như dược phẩm, nhóm sản phẩm từ sữa, thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt cừu, thịt heo… có chất lượng cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn của EU. Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao nhiều năm, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Ba Lan để cải tiến công nghệ nông nghiệp bao gồm đầu tư vào nông nghiệp chuyên ngành, phân bón và máy móc.
Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Ba Lan đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, chế biến thực phẩm để hưởng các chính sách thuận lợi thương mại từ EVFTA.
Với 71% thuế quan được EU gỡ bỏ ngay lập tức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và phần còn lại được gỡ bỏ trong vòng 7 năm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam chinh phục thị trường Ba Lan nói riêng và EU nói chung trong thời gian tới.
Theo ông Piotr Harasimowicz - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Đầu tư và thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam và Ba Lan đều là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông sản cũng là lĩnh vực chính của thương mại song phương. Các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm sẽ cần nhiều đến máy móc, công nghệ hiện đại, trong khi đó, đây là thế mạnh của các doanh nghiệp Ba Lan. Do đó, doanh nghiệp hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác đầu tư lĩnh vực này.
Nguồn: congthuong.vn/doanh-nghiep-viet-nam-ba-lan-khai-thac-loi-the-tu-evfta-217418.html
Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - cho biết, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ba Lan luôn được củng cố không ngừng về mọi mặt, trong đó có quan hệ thương mại và đầu tư.
Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ba Lan đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ba Lan đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020 và giá trị nhập khẩu của việt Nam từ thị trường này đạt trên 500 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ.
Tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ba Lan đạt trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ba Lan như hàng may mặc, thủy sản, hàng nông sản như ngũ cốc, cà phê hay giày dép các loại.
Ngược lại Ba Lan có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng như dược phẩm, nhóm sản phẩm từ sữa, thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt cừu, thịt heo… có chất lượng cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn của EU. Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao nhiều năm, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Ba Lan để cải tiến công nghệ nông nghiệp bao gồm đầu tư vào nông nghiệp chuyên ngành, phân bón và máy móc.
Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Ba Lan đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, chế biến thực phẩm để hưởng các chính sách thuận lợi thương mại từ EVFTA.
Với 71% thuế quan được EU gỡ bỏ ngay lập tức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và phần còn lại được gỡ bỏ trong vòng 7 năm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam chinh phục thị trường Ba Lan nói riêng và EU nói chung trong thời gian tới.
Theo ông Piotr Harasimowicz - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Đầu tư và thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam và Ba Lan đều là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông sản cũng là lĩnh vực chính của thương mại song phương. Các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm sẽ cần nhiều đến máy móc, công nghệ hiện đại, trong khi đó, đây là thế mạnh của các doanh nghiệp Ba Lan. Do đó, doanh nghiệp hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác đầu tư lĩnh vực này.
Nguồn: congthuong.vn/doanh-nghiep-viet-nam-ba-lan-khai-thac-loi-the-tu-evfta-217418.html
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Báo Singapore: EVFTA giúp giảm bớt tác động của suy thoái kinh tế
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...