Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
Thứ tư, 20-7-2022AsemconnectVietnam - Các nhà phân tích cho biết ASEAN nỗ lực trong việc tăng cường an ninh lương thực toàn cầu khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng đe dọa đến dòng chảy của các mặt hàng.
Đặc biệt khi năm nay, Indonesia là chủ tịch của G20, vai trò không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực mà còn đối với các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới. Ý kiến của các nhà phân tích được đưa ra khi quốc gia lớn nhất Đông Nam Á thu hút sự chú ý nhiều hơn với vị trí chủ tịch của Nhóm 20 quốc gia trong năm nay. Indonesia là thành viên duy nhất của ASEAN trong G20, một diễn đàn liên chính phủ của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Một cuộc họp hai ngày của các bộ trưởng tài chính G20 đã kết thúc vào ngày 16/7 vừa qua với sự nhất trí đạt được về hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Indonesia - Sri Mulyani Indrawati - cho biết các bộ trưởng tin rằng cuộc khủng hoảng lương thực "cần được can thiệp nghiêm túc" và đồng ý "tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp lương thực từ khu vực sản xuất cho các nước khác có nhu cầu". Nhưng ngoài việc đưa ra tiếng nói cho các nền kinh tế đang phát triển, G20 với trọng tâm là an ninh lương thực cũng đã nêu bật một vấn đề ảnh hưởng đến Indonesia. Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này cũng nằm trong số những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Xung đột Ukraine-Nga đã hạn chế nguồn cung ngũ cốc trên thị trường toàn cầu.
Các nhà phân tích tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho biết các biện pháp trừng phạt áp đặt trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine không chỉ làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực toàn cầu mà còn cản trở giao thông vận tải toàn cầu về nhiên liệu, phân bón và thức ăn gia súc. Không thể chỉ xem sự gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm là thách thức duy nhất.
Ngoài ra, còn có sự gián đoạn trong việc cung cấp năng lượng. Indonesia, với vị trí chủ tịch của G20 năm nay, có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để "xây dựng sự phối hợp tốt hơn giữa các nước ASEAN". Sự phối hợp giữa các khu vực là rất quan trọng bởi vì hầu hết nông dân ở Đông Nam Á là các tiểu điền chăm sóc các mảnh đất riêng lẻ. 10 quốc gia thành viên của ASEAN có thể khai thác các nguồn lực của họ để thúc đẩy sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong khu vực. Singapore, chẳng hạn, có thể phát triển một công nghệ đơn giản có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học nhập khẩu mà nông dân không phải hy sinh năng suất. Nỗ lực phát triển các nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế có thể hạn chế lượng thức ăn chăn nuôi ngũ cốc và bột cá nhập khẩu. Một công ty khởi nghiệp ở Singapore đang nuôi ruồi lính đen để tạo ra nguồn protein thay thế cho thức ăn chăn nuôi..
Giá lương thực toàn cầu đã leo thang trong nhiều tháng do cuộc xung đột ở Đông Âu đè nặng lên nguồn cung cấp lương thực. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đạt trung bình 154,2 điểm trong tháng 6, tăng 23,1% so với giá trị một năm trước. Chỉ số giá ngũ cốc đạt trung bình 166,3 điểm, cao hơn 27,6% so với giá trị tháng 6/2021.
Động thái này được thúc đẩy chủ yếu bởi giá lúa mì cao hơn. Chỉ số giá thịt đạt mức kỷ lục 124,7 điểm vào tháng trước sau khi giá thịt gia cầm tăng mạnh. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, người chủ trì cuộc họp ngoại trưởng G20 hồi đầu tháng 7, cho biết tất cả các bên tham gia đều lo ngại về giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, và các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và tính bền vững sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi toàn cầu.
Nguồn: congthuong.vn/vai-tro-then-chot-cua-asean-trong-viec-thuc-day-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-183442.html
Một cuộc họp hai ngày của các bộ trưởng tài chính G20 đã kết thúc vào ngày 16/7 vừa qua với sự nhất trí đạt được về hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Indonesia - Sri Mulyani Indrawati - cho biết các bộ trưởng tin rằng cuộc khủng hoảng lương thực "cần được can thiệp nghiêm túc" và đồng ý "tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp lương thực từ khu vực sản xuất cho các nước khác có nhu cầu". Nhưng ngoài việc đưa ra tiếng nói cho các nền kinh tế đang phát triển, G20 với trọng tâm là an ninh lương thực cũng đã nêu bật một vấn đề ảnh hưởng đến Indonesia. Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này cũng nằm trong số những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Xung đột Ukraine-Nga đã hạn chế nguồn cung ngũ cốc trên thị trường toàn cầu.
Các nhà phân tích tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho biết các biện pháp trừng phạt áp đặt trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine không chỉ làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực toàn cầu mà còn cản trở giao thông vận tải toàn cầu về nhiên liệu, phân bón và thức ăn gia súc. Không thể chỉ xem sự gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm là thách thức duy nhất.
Ngoài ra, còn có sự gián đoạn trong việc cung cấp năng lượng. Indonesia, với vị trí chủ tịch của G20 năm nay, có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để "xây dựng sự phối hợp tốt hơn giữa các nước ASEAN". Sự phối hợp giữa các khu vực là rất quan trọng bởi vì hầu hết nông dân ở Đông Nam Á là các tiểu điền chăm sóc các mảnh đất riêng lẻ. 10 quốc gia thành viên của ASEAN có thể khai thác các nguồn lực của họ để thúc đẩy sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong khu vực. Singapore, chẳng hạn, có thể phát triển một công nghệ đơn giản có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học nhập khẩu mà nông dân không phải hy sinh năng suất. Nỗ lực phát triển các nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế có thể hạn chế lượng thức ăn chăn nuôi ngũ cốc và bột cá nhập khẩu. Một công ty khởi nghiệp ở Singapore đang nuôi ruồi lính đen để tạo ra nguồn protein thay thế cho thức ăn chăn nuôi..
Giá lương thực toàn cầu đã leo thang trong nhiều tháng do cuộc xung đột ở Đông Âu đè nặng lên nguồn cung cấp lương thực. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đạt trung bình 154,2 điểm trong tháng 6, tăng 23,1% so với giá trị một năm trước. Chỉ số giá ngũ cốc đạt trung bình 166,3 điểm, cao hơn 27,6% so với giá trị tháng 6/2021.
Động thái này được thúc đẩy chủ yếu bởi giá lúa mì cao hơn. Chỉ số giá thịt đạt mức kỷ lục 124,7 điểm vào tháng trước sau khi giá thịt gia cầm tăng mạnh. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, người chủ trì cuộc họp ngoại trưởng G20 hồi đầu tháng 7, cho biết tất cả các bên tham gia đều lo ngại về giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, và các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và tính bền vững sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi toàn cầu.
Nguồn: congthuong.vn/vai-tro-then-chot-cua-asean-trong-viec-thuc-day-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-183442.html
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
85,4% dòng thuế của hiệp định ACFTA có thể được xoá vào 2027
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...