ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
Thứ ba, 5-7-2022AsemconnectVietnam - Đại diện Philippines cho rằng khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đòi hỏi các nước phải trao quyền hơn nữa cho người tiêu dùng và lập kế hoạch chung giải quyết các thách thức.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Hội nghị bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACPC) lần thứ 3 mới được tổ chức với chủ đề “Xây dựng thị trường ASEAN công bằng và sẵn sàng cho tương lai người tiêu dùng.”
Hội nghị đã thu hút sự tham dự của nhiều cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội người tiêu dùng, tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu, đại diện khu vực tư nhân cũng như công chúng trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu khai mạc, Phó tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh khẳng định rằng hội nghị diễn ra đúng lúc trong bối cảnh ASEAN đang giải quyết các vấn đề nổi cộm từ sự ra đời của nền kinh tế kỹ thuật số và sự gia tăng thương mại xuyên biên giới.
Theo Phó tổng thư ký Satvinder, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang thúc đẩy ASEAN tập trung vào thương mại điện tử, giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C) và thúc đẩy tiêu dùng trong ASEAN.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) Moe Moe Thwe cho rằng thế giới đang trong một kỷ nguyên mới, trong đó những mối quan tâm về bảo vệ người tiêu dùng được đặt ra ngày càng gay gắt.
Theo ông Thwe, ASEAN cần thúc đẩy thực hiện các sáng kiến và kế hoạch hành động, phát triển phong trào người tiêu dùng và truyền cảm hứng cho thế hệ người tiêu dùng có hiểu biết tốt mới nhằm ứng phó với các thách thức của nền kinh tế mới, bảo vệ môi trường và Trái đất cho các thế hệ tương lai.
Trong khi đó, Cục trưởng Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) Philippines, bà Ann Claire C. Cabochan cho rằng dù người tiêu dùng ASEAN đã được trao quyền tương đối, thách thức đối với việc bảo vệ những người tiêu dùng mới và toàn cầu vẫn tiếp diễn.
Theo bà Ann Claire, khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đòi hỏi các nước phải trao quyền hơn nữa cho người tiêu dùng, lập kế hoạch chung giải quyết các thách thức nói trên để xây dựng một thị trường ASEAN công bằng và sẵn sàng cho tương lai.
ACPC lần thứ 3 bao gồm ba phiên thảo luận chuyên đề về thiết lập nền tảng cho chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện ở ASEAN; hướng tới “bình thường mới” trong giải quyết các tranh chấp B2C ở ASEAN; và trao quyền cho người tiêu dùng - tăng cường phong trào người tiêu dùng ASEAN.
Hội nghị cũng công bố một số công cụ nhằm tăng cường kiến thức về quyền của người tiêu dùng và tiêu dùng bền vững, cũng như hỗ trợ người tiêu dùng trực tuyến giải quyết các vấn đề, trong đó có Nền tảng khiếu nại khu vực ASEAN, Bộ công cụ hướng dẫn tiêu dùng bền vững ASEAN.
ACPC lần thứ 3 do DTI Philippines, ACCP và Ban thư ký ASEAN đồng tổ chức, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ người tiêu dùng khu vực ASEAN (PROTECT).”/.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-cam-ket-tang-cuong-bao-ve-nguoi-tieu-dung/803008.vnp
Hội nghị đã thu hút sự tham dự của nhiều cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội người tiêu dùng, tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu, đại diện khu vực tư nhân cũng như công chúng trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu khai mạc, Phó tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh khẳng định rằng hội nghị diễn ra đúng lúc trong bối cảnh ASEAN đang giải quyết các vấn đề nổi cộm từ sự ra đời của nền kinh tế kỹ thuật số và sự gia tăng thương mại xuyên biên giới.
Theo Phó tổng thư ký Satvinder, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang thúc đẩy ASEAN tập trung vào thương mại điện tử, giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C) và thúc đẩy tiêu dùng trong ASEAN.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) Moe Moe Thwe cho rằng thế giới đang trong một kỷ nguyên mới, trong đó những mối quan tâm về bảo vệ người tiêu dùng được đặt ra ngày càng gay gắt.
Theo ông Thwe, ASEAN cần thúc đẩy thực hiện các sáng kiến và kế hoạch hành động, phát triển phong trào người tiêu dùng và truyền cảm hứng cho thế hệ người tiêu dùng có hiểu biết tốt mới nhằm ứng phó với các thách thức của nền kinh tế mới, bảo vệ môi trường và Trái đất cho các thế hệ tương lai.
Trong khi đó, Cục trưởng Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) Philippines, bà Ann Claire C. Cabochan cho rằng dù người tiêu dùng ASEAN đã được trao quyền tương đối, thách thức đối với việc bảo vệ những người tiêu dùng mới và toàn cầu vẫn tiếp diễn.
Theo bà Ann Claire, khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đòi hỏi các nước phải trao quyền hơn nữa cho người tiêu dùng, lập kế hoạch chung giải quyết các thách thức nói trên để xây dựng một thị trường ASEAN công bằng và sẵn sàng cho tương lai.
ACPC lần thứ 3 bao gồm ba phiên thảo luận chuyên đề về thiết lập nền tảng cho chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện ở ASEAN; hướng tới “bình thường mới” trong giải quyết các tranh chấp B2C ở ASEAN; và trao quyền cho người tiêu dùng - tăng cường phong trào người tiêu dùng ASEAN.
Hội nghị cũng công bố một số công cụ nhằm tăng cường kiến thức về quyền của người tiêu dùng và tiêu dùng bền vững, cũng như hỗ trợ người tiêu dùng trực tuyến giải quyết các vấn đề, trong đó có Nền tảng khiếu nại khu vực ASEAN, Bộ công cụ hướng dẫn tiêu dùng bền vững ASEAN.
ACPC lần thứ 3 do DTI Philippines, ACCP và Ban thư ký ASEAN đồng tổ chức, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ người tiêu dùng khu vực ASEAN (PROTECT).”/.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-cam-ket-tang-cuong-bao-ve-nguoi-tieu-dung/803008.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
85,4% dòng thuế của hiệp định ACFTA có thể được xoá vào 2027
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...