Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
Thứ hai, 13-6-2022AsemconnectVietnam - Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời cũng là quốc gia thường xuyên tiến hành các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của nước ta.
Siết chặt phòng vệ thương mại
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, Ấn Độ là quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, Ấn Độ đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại . Trong năm 2021, Ấn Độ khởi xướng điều tra 1 vụ việc và nhiều lần ra quyết định không áp thuế với một số vụ việc chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng bị Ấn Độ điều tra tương đối đa dạng bao gồm: thép, đồng, ván sợi…
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh thời gian qua khiến một số mặt hàng đã tạo sức ép cạnh tranh đáng kể tại thị trường Ấn Độ dẫn đến nguy cơ cao hơn phải đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu nhanh, dù kim ngạch lớn hay nhỏ có thể trở thành mục tiêu bị điều tra phòng vệ thương mại nếu ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ cho rằng hàng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ. “Ngoài ra, các doanh nghiệp đã thoát khỏi một vụ việc phòng vệ thương mại cũng có thể trở thành mục tiêu của một cuộc điều tra mới nhằm đảm bảo hiệu quả của các biện pháp trước đây. Vì vậy, các sản phẩm đã bị điều tra, áp dụng một trong các biện pháp phòng vệ thương mại vẫn có thể tiếp tục bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khác” - ông Dũng cho hay.
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc bị thị trường Ấn Độ siết chặt phòng vệ thương mại đang tạo ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; làm kìm hãm gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Mặt khác, việc theo đuổi các vụ kiện thương mại trong thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ thế, ngay khi vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh, chiến lược mặt hàng…
Chủ động nắm tình hình
Thực tế cho thấy, xu thế bảo hộ đang gia tăng, nhiều thành viên Tổ chức Thương mại thế giới cũng gia tăng bảo hộ bằng cách tăng cường sử dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước áp lực gia tăng của hàng nhập khẩu. Đặc biệt, một số nước có xu hướng thay đổi các thông lệ điều tra như tự khởi xướng điều tra, thay đổi phương pháp tính toán, thay đổi quy trình điều tra để bảo hộ ở mức cao cho các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều diễn biến khó lường.
Một số ngành, doanh nghiệp trong nước đã xác định được việc điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế và đã chủ động trong việc xử lý, ứng phó. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn lo ngại, vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin phải cung cấp. Vì thế, khi các doanh nghiệp không đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan điều tra sẽ có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, việc bị áp thuế chống bán phá giá cao sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ khác.
Trước các thách thức đang hiện hữu, ông Lê Triệu Dũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý theo dõi biến động về giá và lượng xuất khẩu của mặt hàng mà xuất khẩu sang Ấn Độ để có đánh giá kịp thời. Trong đó, những mặt hàng có giá xuất khẩu cạnh tranh, lượng xuất khẩu tăng nhanh sẽ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại cao hơn. “Doanh nghiệp cũng có thể thông qua đối tác nhập khẩu tại Ấn Độ để nắm tình hình và dự báo trước khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại” - ông Dũng khuyến nghị.
Ông Lê Triệu Dũng cho biết, Bộ Công Thương luôn chủ động hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại từ nước ngoài. Bộ đang triển khai cung cấp danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, điều tra lẩn tránh thuế đăng tải định kỳ hàng quý trên trang thông tin điện tử (http://pvtm.gov.vn/) để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn khi xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: congthuong.vn/phong-ve-thuong-mai-ung-pho-rao-can-thuong-mai-tu-an-do-180062.html
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, Ấn Độ là quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, Ấn Độ đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại . Trong năm 2021, Ấn Độ khởi xướng điều tra 1 vụ việc và nhiều lần ra quyết định không áp thuế với một số vụ việc chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng bị Ấn Độ điều tra tương đối đa dạng bao gồm: thép, đồng, ván sợi…
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh thời gian qua khiến một số mặt hàng đã tạo sức ép cạnh tranh đáng kể tại thị trường Ấn Độ dẫn đến nguy cơ cao hơn phải đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu nhanh, dù kim ngạch lớn hay nhỏ có thể trở thành mục tiêu bị điều tra phòng vệ thương mại nếu ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ cho rằng hàng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ. “Ngoài ra, các doanh nghiệp đã thoát khỏi một vụ việc phòng vệ thương mại cũng có thể trở thành mục tiêu của một cuộc điều tra mới nhằm đảm bảo hiệu quả của các biện pháp trước đây. Vì vậy, các sản phẩm đã bị điều tra, áp dụng một trong các biện pháp phòng vệ thương mại vẫn có thể tiếp tục bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khác” - ông Dũng cho hay.
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc bị thị trường Ấn Độ siết chặt phòng vệ thương mại đang tạo ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; làm kìm hãm gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Mặt khác, việc theo đuổi các vụ kiện thương mại trong thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ thế, ngay khi vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh, chiến lược mặt hàng…
Chủ động nắm tình hình
Thực tế cho thấy, xu thế bảo hộ đang gia tăng, nhiều thành viên Tổ chức Thương mại thế giới cũng gia tăng bảo hộ bằng cách tăng cường sử dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước áp lực gia tăng của hàng nhập khẩu. Đặc biệt, một số nước có xu hướng thay đổi các thông lệ điều tra như tự khởi xướng điều tra, thay đổi phương pháp tính toán, thay đổi quy trình điều tra để bảo hộ ở mức cao cho các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều diễn biến khó lường.
Một số ngành, doanh nghiệp trong nước đã xác định được việc điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế và đã chủ động trong việc xử lý, ứng phó. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn lo ngại, vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin phải cung cấp. Vì thế, khi các doanh nghiệp không đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan điều tra sẽ có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, việc bị áp thuế chống bán phá giá cao sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ khác.
Trước các thách thức đang hiện hữu, ông Lê Triệu Dũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý theo dõi biến động về giá và lượng xuất khẩu của mặt hàng mà xuất khẩu sang Ấn Độ để có đánh giá kịp thời. Trong đó, những mặt hàng có giá xuất khẩu cạnh tranh, lượng xuất khẩu tăng nhanh sẽ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại cao hơn. “Doanh nghiệp cũng có thể thông qua đối tác nhập khẩu tại Ấn Độ để nắm tình hình và dự báo trước khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại” - ông Dũng khuyến nghị.
Ông Lê Triệu Dũng cho biết, Bộ Công Thương luôn chủ động hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại từ nước ngoài. Bộ đang triển khai cung cấp danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, điều tra lẩn tránh thuế đăng tải định kỳ hàng quý trên trang thông tin điện tử (http://pvtm.gov.vn/) để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn khi xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: congthuong.vn/phong-ve-thuong-mai-ung-pho-rao-can-thuong-mai-tu-an-do-180062.html
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...