Khẳng định thương hiệu Việt trong bối cảnh mới
Thứ tư, 20-4-2022AsemconnectVietnam - Năm 2021, giá trị Thương hiệu quốc gia (THQG) của Việt Nam tăng trưởng 21,6% so với năm 2020 đã một lần nữa khẳng định vai trò động lực của Chương trình THQG Việt Nam, đồng thời giúp định vị thương hiệu Việt trên thị trường thế giới.
Lan toả ngày Thương hiệu Việt Nam
Năm 2022, năm thứ 14 kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam (ngày 20/4). Nhân dịp này, trong khuôn khổ Tuần lễ THQG Việt Nam, Bộ Công Thương tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa. Bên cạnh những sự kiện lớn như lễ khai mạc, trưng bày sản phẩm, truyền thông rộng rãi, diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam sẽ được tổ chức quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm bàn thảo và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa sức ảnh hưởng và lan toả THQG Việt Nam.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cũng đã gửi thư chúc mừng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong thư nêu rõ, ngày Thương hiệu Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dù vậy, doanh nghiệp Việt Nam đã không lùi bước trước khó khăn, nỗ lực hành động để phục hồi và phát triển, góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế, ghi tên Việt Nam vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh.
Bộ trưởng cũng mong muốn, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp THQG nói riêng tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, đổi mới sáng tạo làm động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bộ Công Thương với vai trò được Chính phủ giao là cơ quan quản lý Chương trình THQG Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế, chắp cánh vươn xa.
Được biết, với mục tiêu lớn xây dựng THQG Việt Nam thông qua thương hiệu sản phẩm, nội dung Chương trình THQG Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 sẽ có sự gắn kết thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với các hoạt động ngoại giao, đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng THQG Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế. Chương trình cũng tạo ra một chính sách, cơ chế thống nhất, đồng thuận trên phạm vi cả nước, từ trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ngành, tổ chức trong xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh quốc gia Việt Nam.
Theo đuổi giá trị cốt lõi
Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều hoạt động nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia xét chọn sản phẩm đạt THQG. Cùng chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi (Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong) của chương trình THQG Việt Nam. Từ đó, hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của THQG Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực tế những năm qua, Chương trình THQG Việt Nam đã trở thành điểm nhấn và là động lực thôi thúc doanh nghiệp cải thiện nội lực, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Nhiều thương hiệu của Việt Nam đã có tiếng trên thị trường thế giới.
TH True Milk là một điển hình, trên nền tảng của một THQG, TH True Milk đã có những bước tiến đáng kể trên thị trường thế giới khi được nhiều nước chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu. Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các dự án tại nhiều tỉnh, thành. TH True Milk trở thành thương hiệu quen thuộc được người tiêu dùng tin tưởng.
Sự thành công của TH True Milk nói riêng và của các sản phẩm mang THQG đã và đang từng bước xây đắp lên THQG Việt Nam với uy tín và chất lượng. Việc Brand Finance định giá THQG Việt Nam đạt 388 tỷ USD năm 2021, tăng 21,6% so với 319 tỷ USD năm 2020 là một dấu mốc đáng nhớ. Kết quả này cũng tạo động lực thúc đẩy cho những cải cách mạnh mẽ về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp THQG Việt Nam ngày càng được định vị tốt hơn trên toàn cầu.
THQG Việt Nam liên tục thăng hạng cũng là sự bảo chứng tốt nhất về chất lượng dịch vụ, hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình cung cấp hàng hoá, dịch vụ mà còn như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ đối tác.
Nguồn: VITIC/Nhanhieuviet (Theo Báo Công Thương - Link gốc)
Hòa Bình tập trung phát triển và nâng cao chất lượng của cam Cao Phong
Tiếp tục đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Thủ đô
197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập
Ưu tiên dùng hàng Việt
Nâng chất cho hàng Việt từ hiệu quả các FTA
Khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề
Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022
Hàng Việt chiếm ưu thế trong hệ thống bán lẻ của AEON Việt Nam
Sôi động hàng Việt phục vụ Tết Nguyên Đán 2023 tại hệ thống siêu thị của Central Retail
Nhiều ngành hàng Việt Nam đóng góp vào tuần lễ mua sắm năm 2022
Trên 90% người tiêu dùng Việt đang lựa chọn hàng Việt
Hội nghị kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại tỉnh Vĩnh Phúc
Mận đường Tám Hội - sản phẩm OCOP đặc trưng của Sóc Trăng
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2022
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...