Thái Nguyên: Tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn chiếm tỷ lệ cao
Thứ tư, 12-1-2022AsemconnectVietnam - Năm 2021, các cấp, ngành, Ủy Ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Thái Nguyên đã từng bước đề ra được giải pháp, chương trình hành động cụ thể thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tỉnh Thái Nguyên” đưa ra tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và phương hướng hoạt động của Cuộc vận động được tổ chức mới đây, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 44,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn trên địa bản tỉnh đã chiếm tỷ lệ cao, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, từng bước ổn định và phát triển, hàng hóa, sản phẩm uy tín, thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế.
Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả, Ban Chỉ đạo đã sớm ban hành kế hoạch chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; các địa phương có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo ổn định cung cầu thị trường, lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Mới đây, Sở Công Thương Thái Nguyên cũng đã tổ chức chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới” diễn ra xuyên suốt từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2021.
Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Chỉ đạo cũng chỉ ra một số tồn tại như: Việc xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt Nam tại các địa phương còn hạn chế; Công tác phối hợp tại các một số địa phương, đơn vị trong quá trình tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi còn chưa thực sự hiệu quả.
Theo đó, các ý kiến đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao tại các địa phương; Quan tâm phát triển hệ thống các kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử và kích cầu tiêu dùng; Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã hàng hoá để thu hút người tiêu dùng; Hàng năm bình chọn sản phẩm tốt nhất để tôn vinh cũng như định hướng người tiêu dùng sử dụng hàng Việt. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hoá, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng để lấy lại và củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt Nam.
Nguồn: Moit.gov.vn
Hòa Bình tập trung phát triển và nâng cao chất lượng của cam Cao Phong
Tiếp tục đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Thủ đô
197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập
Ưu tiên dùng hàng Việt
Nâng chất cho hàng Việt từ hiệu quả các FTA
Khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề
Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022
Hàng Việt chiếm ưu thế trong hệ thống bán lẻ của AEON Việt Nam
Sôi động hàng Việt phục vụ Tết Nguyên Đán 2023 tại hệ thống siêu thị của Central Retail
Nhiều ngành hàng Việt Nam đóng góp vào tuần lễ mua sắm năm 2022
Trên 90% người tiêu dùng Việt đang lựa chọn hàng Việt
Hội nghị kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại tỉnh Vĩnh Phúc
Mận đường Tám Hội - sản phẩm OCOP đặc trưng của Sóc Trăng
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2022
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...