"RCEP tạo động lực lớn cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19"
Thứ năm, 4-11-2021AsemconnectVietnam - Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 30% dân số toàn cầu, tương đương khoảng 2,2 tỷ người và gần 30% GDP toàn cầu.
Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoan nghênh việc các quốc gia nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đồng thời khẳng định việc thỏa thuận này có hiệu lực sẽ tạo động lực to lớn cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tính đến ngày 2/11, Ban thư ký ASEAN đã nhận được văn kiện phê chuẩn/chấp thuận (IOR/A) từ 6 quốc gia thành viên (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), cũng như từ 4 quốc gia ký kết là gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.
Theo quy định, Hiệp định sẽ tự động có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi đạt được số lượng IOR/A tối thiểu, tức là được 6 quốc gia ASEAN và ít nhất 3 quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn. Điều này có nghĩa là hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Trong một tuyên bố ngày 2/11, Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh: “Quá trình phê chuẩn khẩn trương của các quốc gia ký kết phản ánh trung thực cam kết mạnh mẽ đối với hệ thống thương mại đa phương công bằng và cởi mở, vì lợi ích của người dân trong khu vực và trên thế giới. Việc thực thi RCEP bắt đầu từ ngày 1/1 năm tới sẽ tạo động lực to lớn cho các nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.”
Ban thư ký ASEAN cho biết công tác chuẩn bị của các quốc gia ký kết để RCEP có hiệu lực sẽ tiếp tục được triển khai, tạo cơ sở vững chắc nhằm thực thi đầy đủ và hiệu quả hiệp định này thông qua việc hoàn tất các khía cạnh kỹ thuật và thể chế.
RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 30% dân số toàn cầu, tương đương khoảng 2,2 tỷ người, và gần 30% GDP toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa, đồng thời tiêu chuẩn hóa các quy định về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.
RCEP được kỳ vọng sẽ phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và thúc đẩy các chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/rcep-tao-dong-luc-lon-cho-cac-no-luc-phuc-hoi-sau-dai-dich-covid19/750784.vnp
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tính đến ngày 2/11, Ban thư ký ASEAN đã nhận được văn kiện phê chuẩn/chấp thuận (IOR/A) từ 6 quốc gia thành viên (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), cũng như từ 4 quốc gia ký kết là gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.
Theo quy định, Hiệp định sẽ tự động có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi đạt được số lượng IOR/A tối thiểu, tức là được 6 quốc gia ASEAN và ít nhất 3 quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn. Điều này có nghĩa là hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Trong một tuyên bố ngày 2/11, Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh: “Quá trình phê chuẩn khẩn trương của các quốc gia ký kết phản ánh trung thực cam kết mạnh mẽ đối với hệ thống thương mại đa phương công bằng và cởi mở, vì lợi ích của người dân trong khu vực và trên thế giới. Việc thực thi RCEP bắt đầu từ ngày 1/1 năm tới sẽ tạo động lực to lớn cho các nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.”
Ban thư ký ASEAN cho biết công tác chuẩn bị của các quốc gia ký kết để RCEP có hiệu lực sẽ tiếp tục được triển khai, tạo cơ sở vững chắc nhằm thực thi đầy đủ và hiệu quả hiệp định này thông qua việc hoàn tất các khía cạnh kỹ thuật và thể chế.
RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 30% dân số toàn cầu, tương đương khoảng 2,2 tỷ người, và gần 30% GDP toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa, đồng thời tiêu chuẩn hóa các quy định về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.
RCEP được kỳ vọng sẽ phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và thúc đẩy các chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/rcep-tao-dong-luc-lon-cho-cac-no-luc-phuc-hoi-sau-dai-dich-covid19/750784.vnp
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...