Campuchia kêu gọi ASEAN tăng cường nỗ lực chung để phục hồi kinh tế
Thứ năm, 28-10-2021AsemconnectVietnam - Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường các nỗ lực chung của ASEAN nhằm phục hồi tăng trưởng và hội nhập kinh tế, thông qua dòng chảy thương mại và đầu tư.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tối 27/10, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia ra thông cáo báo chí về kết quả các Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 cùng các hội nghị liên quan diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Phát biểu tại các hội nghị, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường các nỗ lực chung nhằm phục hồi tăng trưởng và hội nhập kinh tế thông qua dòng chảy thương mại và đầu tư tự do; tăng cường sức cạnh tranh của khu vực cũng như sự kết nối mạnh mẽ của chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho người dân đi lại một cách an toàn.
Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao việc thông qua Kế hoạch Số hóa tổng thể ASEAN 2025 để tận dụng ưu thế của nền kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0.
Ông hối thúc thực hiện hiệu quả Sáng kiến Kế hoạch Hội nhập ASEAN IV và thông báo kế hoạch Campuchia tổ chức hội thảo khu vực trong năm 2022 nhằm đánh giá các thành tựu đạt được trong việc thu hẹp khoảng cách các nước trong khu vực.
Tại các hội nghị, nhà lãnh đạo Campuchia cũng cập nhật kết quả về chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như kế hoạch chiến lược phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Campuchia thông qua việc thực hiện “sống chung an toàn với COVID-19 trong trạng thái bình thường mới” vào cuối năm 2021.
Thủ tướng Hun Sen khẳng định Campuchia hoàn toàn ủng hộ việc thông qua Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về giữ vững cơ chế đa phương để xây dựng một Cộng đồng ASEAN toàn diện và bền vững.
Về quan hệ đối ngoại, nhà lãnh đạo Campuchia hoan nghênh Vương quốc Anh trở thành đối tác đối thoại thứ 11 của ASEAN, ủng hộ các đề xuất của Trung Quốc và Australia về mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN. Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi xúc tiến các thủ tục kết nạp Timor Leste vào ASEAN.
Với các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Hun Sen kêu gọi tất cả các bên liên quan trực tiếp cần thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cam kết đàm phán thực chất để hướng tới sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Nhà lãnh đạo Campuchia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong tính trung lập và vai trò xây dựng của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar giải quyết tình hình hiện nay; nhấn mạnh việc thực thi đồng thuận 5 điểm, trong đó có việc sớm tổ chức chuyến thăm của đặc phái viên tới Myanmar để đạt được giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Thủ tướng Hun Sen cũng bày tỏ quan ngại cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng nghiêm trọng giữa các cường quốc có thể gây bất ổn cho hòa bình khu vực.
Về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông tái khẳng định quan điểm của Campuchia hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào hậu thuẫn cho việc hợp tác, không phải đối đầu, đồng thời hối thúc thực thi hợp tác trong 4 lĩnh vực trong Kế hoạch Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/campuchia-keu-goi-asean-tang-cuong-no-luc-chung-de-phuc-hoi-kinh-te/749415.vnp
Phát biểu tại các hội nghị, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường các nỗ lực chung nhằm phục hồi tăng trưởng và hội nhập kinh tế thông qua dòng chảy thương mại và đầu tư tự do; tăng cường sức cạnh tranh của khu vực cũng như sự kết nối mạnh mẽ của chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho người dân đi lại một cách an toàn.
Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao việc thông qua Kế hoạch Số hóa tổng thể ASEAN 2025 để tận dụng ưu thế của nền kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0.
Ông hối thúc thực hiện hiệu quả Sáng kiến Kế hoạch Hội nhập ASEAN IV và thông báo kế hoạch Campuchia tổ chức hội thảo khu vực trong năm 2022 nhằm đánh giá các thành tựu đạt được trong việc thu hẹp khoảng cách các nước trong khu vực.
Tại các hội nghị, nhà lãnh đạo Campuchia cũng cập nhật kết quả về chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như kế hoạch chiến lược phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Campuchia thông qua việc thực hiện “sống chung an toàn với COVID-19 trong trạng thái bình thường mới” vào cuối năm 2021.
Thủ tướng Hun Sen khẳng định Campuchia hoàn toàn ủng hộ việc thông qua Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về giữ vững cơ chế đa phương để xây dựng một Cộng đồng ASEAN toàn diện và bền vững.
Về quan hệ đối ngoại, nhà lãnh đạo Campuchia hoan nghênh Vương quốc Anh trở thành đối tác đối thoại thứ 11 của ASEAN, ủng hộ các đề xuất của Trung Quốc và Australia về mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN. Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi xúc tiến các thủ tục kết nạp Timor Leste vào ASEAN.
Với các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Hun Sen kêu gọi tất cả các bên liên quan trực tiếp cần thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cam kết đàm phán thực chất để hướng tới sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Nhà lãnh đạo Campuchia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong tính trung lập và vai trò xây dựng của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar giải quyết tình hình hiện nay; nhấn mạnh việc thực thi đồng thuận 5 điểm, trong đó có việc sớm tổ chức chuyến thăm của đặc phái viên tới Myanmar để đạt được giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Thủ tướng Hun Sen cũng bày tỏ quan ngại cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng nghiêm trọng giữa các cường quốc có thể gây bất ổn cho hòa bình khu vực.
Về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông tái khẳng định quan điểm của Campuchia hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào hậu thuẫn cho việc hợp tác, không phải đối đầu, đồng thời hối thúc thực thi hợp tác trong 4 lĩnh vực trong Kế hoạch Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/campuchia-keu-goi-asean-tang-cuong-no-luc-chung-de-phuc-hoi-kinh-te/749415.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...