Hội nghị Cấp cao ASEAN: Lãnh đạo ASEAN ra tuyên bố về nền kinh tế xanh
Thứ tư, 27-10-2021AsemconnectVietnam - Lãnh đạo ASEAN nhất trí thăm dò hợp tác về kinh tế xanh trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển; Quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU)...
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 26/10, kết thúc Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 38, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố về nền kinh tế xanh, trong đó khẳng định cam kết dẫn dắt hợp tác khu vực trong lĩnh vực này.
Khái niệm nền kinh tế xanh ASEAN được đề cập gồm việc sử dụng, quản trị, quản lý, bảo tồn biển và đại dương, cũng như các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái biển và ven biển phục vụ tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, vận tải đường biển, năng lượng tái tạo, du lịch, biến đổi khí hậu, nghiên cứu và phát triển, cải thiện phúc lợi của người dân và thúc đẩy công bằng xã hội.
Văn kiện khẳng định rằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển.
ASEAN sẽ nỗ lực hợp tác thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách liên kết và hợp tác với các bên liên quan như khu vực tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các tổ chức tài chính, thanh niên, cộng đồng khoa học và giới học thuật.
Mọi hình thức hợp tác này đều phải phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương LHQ, UNCLOS 1982, các hiệp ước và công ước liên quan khác của Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN và các hiệp ước và hiệp định liên quan của ASEAN, cũng như các giá trị, chuẩn mực và nguyên tắc chung của Hiệp hội.
Lãnh đạo ASEAN nhất trí thăm dò hợp tác về kinh tế xanh trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển; Quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU); bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển; thực hành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững; sản xuất và tiêu dùng bền vững; công nghệ sinh học; phát triển công nghiệp biển; chống ô nhiễm môi trường biển; chống rác thải biển và ô nhiễm nhựa; an toàn thực phẩm; thương mại; du lịch ven biển và bảo tồn di sản; vận tải hàng hải; an ninh và an toàn hàng hải; khoa học biển; năng lượng đại dương; quản lý và điều hành biển và đại dương; dữ liệu, thống kê và phân tích dữ liệu; cũng như nâng cao năng lực, số hóa và đổi mới.
ASEAN sẽ tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên nhàm nâng cao hiểu biết về nền kinh tế xanh thông qua các hội nghị và hội thảo, nghiên cứu và giáo dục, nâng cao năng lực và đào tạo, chia sẻ thông tin và các thực tiễn tốt nhất, cũng như các biện pháp phù hợp khác.
Tuyên bố hoan nghênh các đối tác bên ngoài hỗ trợ ASEAN phát triển nền kinh tế xanh, trong đó lấy ASEAN là động lực.
Để đạt được các mục tiêu trên, các nhà lãnh đạo ASEAN giao nhiệm vụ cho Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) giám sát việc triển khai thực hiện Tuyên bố này, đồng thời khám phá và phát triển các phương thức hợp tác về kinh tế xanh, trong đó có việc soạn thảo một kế hoạch hành động khu vực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-cap-cao-asean-lanh-dao-asean-ra-tuyen-bo-ve-nen-kinh-te-xanh/749141.vnp
Khái niệm nền kinh tế xanh ASEAN được đề cập gồm việc sử dụng, quản trị, quản lý, bảo tồn biển và đại dương, cũng như các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái biển và ven biển phục vụ tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, vận tải đường biển, năng lượng tái tạo, du lịch, biến đổi khí hậu, nghiên cứu và phát triển, cải thiện phúc lợi của người dân và thúc đẩy công bằng xã hội.
Văn kiện khẳng định rằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển.
ASEAN sẽ nỗ lực hợp tác thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách liên kết và hợp tác với các bên liên quan như khu vực tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các tổ chức tài chính, thanh niên, cộng đồng khoa học và giới học thuật.
Mọi hình thức hợp tác này đều phải phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương LHQ, UNCLOS 1982, các hiệp ước và công ước liên quan khác của Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN và các hiệp ước và hiệp định liên quan của ASEAN, cũng như các giá trị, chuẩn mực và nguyên tắc chung của Hiệp hội.
Lãnh đạo ASEAN nhất trí thăm dò hợp tác về kinh tế xanh trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển; Quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU); bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển; thực hành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững; sản xuất và tiêu dùng bền vững; công nghệ sinh học; phát triển công nghiệp biển; chống ô nhiễm môi trường biển; chống rác thải biển và ô nhiễm nhựa; an toàn thực phẩm; thương mại; du lịch ven biển và bảo tồn di sản; vận tải hàng hải; an ninh và an toàn hàng hải; khoa học biển; năng lượng đại dương; quản lý và điều hành biển và đại dương; dữ liệu, thống kê và phân tích dữ liệu; cũng như nâng cao năng lực, số hóa và đổi mới.
ASEAN sẽ tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên nhàm nâng cao hiểu biết về nền kinh tế xanh thông qua các hội nghị và hội thảo, nghiên cứu và giáo dục, nâng cao năng lực và đào tạo, chia sẻ thông tin và các thực tiễn tốt nhất, cũng như các biện pháp phù hợp khác.
Tuyên bố hoan nghênh các đối tác bên ngoài hỗ trợ ASEAN phát triển nền kinh tế xanh, trong đó lấy ASEAN là động lực.
Để đạt được các mục tiêu trên, các nhà lãnh đạo ASEAN giao nhiệm vụ cho Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) giám sát việc triển khai thực hiện Tuyên bố này, đồng thời khám phá và phát triển các phương thức hợp tác về kinh tế xanh, trong đó có việc soạn thảo một kế hoạch hành động khu vực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-cap-cao-asean-lanh-dao-asean-ra-tuyen-bo-ve-nen-kinh-te-xanh/749141.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...