ASEAN trở thành trung tâm chính trong hợp tác kinh tế toàn cầu của Ấn Độ
Thứ hai, 11-10-2021AsemconnectVietnam - ASEAN là một trong những trung tâm chính cho sự tham gia kinh tế toàn cầu của Ấn Độ và New Delhi muốn làm mới lại mức độ tham vọng mà họ đã đặt ra cho quan hệ đối tác với khối Đông Nam Á.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN - Ấn Độ, diễn ra ngày 7/10 vừa qua. Ấn Độ cho rằng điều đã tiếp thêm sức mạnh cho quan hệ với ASSEAN trong những năm gần đây là nhận thức ngày càng tăng về tiềm năng của hai bên vì lợi ích chung và sự phát triển chung. Khi sự hợp tác ASEAN - Ấn Độ phát triển trong suốt 25 năm qua, các khía cạnh và lĩnh vực mới đã xuất hiện. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra bối cảnh mới cho cách hầu hết các quốc gia tiếp cận cả chính sách kinh tế và thậm chí đã định hình cách sống của người dân các nước.
Từ cuộc khủng hoảng kéo dài trong hai năm qua, 4 lĩnh vực đã được tập trung mạnh mẽ cho hợp tác kinh doanh quốc tế: chuỗi cung ứng linh hoạt và đáng tin cậy, an ninh y tế, kỹ thuật số để phát triển và phục hồi xanh và bền vững. Covid-19 đã mang lại nhiều bất cập trong hệ thống y tế toàn cầu. Quan hệ đối tác có ý nghĩa, chia sẻ công nghệ tiên tiến, hợp tác sản xuất vắc xin và dược phẩm, nâng cao năng lực và minh bạch thông tin y tế là một phần của câu trả lời. Và trong tất cả những điều này, vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng.
Nhấn mạnh những bước tiến của Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, sự hợp tác toàn cầu đã giúp Ấn Độ nổi lên như một trung tâm sản xuất vắc xin lớn cho thế giới. Trên thực tế, nước này cũng đã chứng kiến các phương pháp hợp tác sáng tạo, bao gồm các sáng kiến đã được thống nhất giữa Bộ tứ Quad. Covid-19 cũng đã tạo thêm động lực cho việc đa dạng hóa chuỗi giá trị toàn cầu đã và đang được tiến hành. Hợp tác quốc tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp, sẽ là chìa khóa rất quan trọng cho một thế giới tốt đẹp hơn mà tất cả các nước đều tìm kiếm. Ấn Độ và ASEAN có thể hợp tác cùng nhau gần hơn với mục tiêu này.
Cũng tại phiên họp với các Bộ trưởng Thương mại và Tài chính ASEAN do CII tổ chức ngày 8/10, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal đã kêu gọi đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN (FTA), để ngăn chặn việc lạm dụng bởi 'các bên thứ ba' và dỡ bỏ các hạn chế thương mại cũng như các hàng rào phi thuế quan được cho rằng đã làm tổn hại đến xuất khẩu của Ấn Độ không tương xứng kể từ khi FTA được thực hiện vào năm 2010. Ấn Độ đã phải đối mặt với một số rào cản hạn chế đối với xuất khẩu trong khu vực ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và ô tô. Do đó, phía Ấn Độ cho rằng cần tập trung vào các quy tắc mới để loại bỏ việc sử dụng sai mục đích "bởi các bên thứ ba bên ngoài ASEAN”. Cả hai bên cũng cần dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan để củng cố môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp ASEAN - Ấn Độ.
Ấn Độ hiện đang chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong nhập khẩu từ khu vực ASEAN, trong khi xuất khẩu bị cản trở bởi sự không có đi có lại trong các nhượng bộ FTA, hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, hạn ngạch và thuế xuất khẩu từ các nước ASEAN. Việc đánh giá như vậy sẽ cho phép sự phù hợp với các thực tiễn thương mại hiện đại, các thủ tục và hài hòa hóa quy định. Thương mại song phương của Ấn Độ với ASEAN có thể tăng lên 200 tỷ USD, từ 80 tỷ USD, với một nỗ lực chung. Đồng thời kêu gọi các Bộ trưởng ASEAN thúc đẩy ‘hoàn thành sớm việc xác định phạm vi để việc rà soát hiệp định thương mại có thể bắt đầu.
Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Brunei Darussalam Yang Berhormat Dato Seri Setia Dr. Awang Haji Mohd Amin Liew bin Abdullah hy vọng, việc xem xét hiệp định thương mại sẽ đạt được "sự cân bằng giữa quy định và tiếp cận thị trường" và đảm bảo dòng chảy hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới tự do hơn. Thương mại ASEAN - Ấn Độ đã giảm 14% vào năm 2020 xuống còn 65,6 tỷ USD, nhưng Ấn Độ vẫn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, cũng như các nhà đầu tư FDI với khoản đầu tư mới 2,1 tỷ USD vào năm 2020.
Phía Ấn Độ cũng đề cập đến việc gia tăng chi phí vận chuyển và container do chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu và cho biết Ấn Độ và các quốc gia ASEAN có thể hợp tác để trở thành một trung tâm thương mại và hậu cần toàn cầu. Một ASEAN rất thịnh vượng là trọng tâm trong tầm nhìn của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương về ổn định, an ninh và tăng trưởng. Do đó sự hợp tác quốc tế này có thể cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ, công nghệ thông tin, internet vạn vật, Công nghiệp 4.0, thực hành sản xuất tốt hơn, chăm sóc sức khỏe, khởi nghiệp, điện tử, nuôi trồng thủy sản…
ASEAN - Ấn Độ có thể viết lại và tạo nên một chương vàng về sự tiến bộ và thịnh vượng cho 30% dân số thế giới. Hai bên tăng cường hợp tác để làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại và đầu tư trong thế giới hậu Covid và tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng như tương tác với người dân.
Nguồn: congthuong.vn/asean-tro-thanh-trung-tam-chinh-trong-hop-tac-kinh-te-toan-cau-cua-an-do-165510.html
Từ cuộc khủng hoảng kéo dài trong hai năm qua, 4 lĩnh vực đã được tập trung mạnh mẽ cho hợp tác kinh doanh quốc tế: chuỗi cung ứng linh hoạt và đáng tin cậy, an ninh y tế, kỹ thuật số để phát triển và phục hồi xanh và bền vững. Covid-19 đã mang lại nhiều bất cập trong hệ thống y tế toàn cầu. Quan hệ đối tác có ý nghĩa, chia sẻ công nghệ tiên tiến, hợp tác sản xuất vắc xin và dược phẩm, nâng cao năng lực và minh bạch thông tin y tế là một phần của câu trả lời. Và trong tất cả những điều này, vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng.
Nhấn mạnh những bước tiến của Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, sự hợp tác toàn cầu đã giúp Ấn Độ nổi lên như một trung tâm sản xuất vắc xin lớn cho thế giới. Trên thực tế, nước này cũng đã chứng kiến các phương pháp hợp tác sáng tạo, bao gồm các sáng kiến đã được thống nhất giữa Bộ tứ Quad. Covid-19 cũng đã tạo thêm động lực cho việc đa dạng hóa chuỗi giá trị toàn cầu đã và đang được tiến hành. Hợp tác quốc tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp, sẽ là chìa khóa rất quan trọng cho một thế giới tốt đẹp hơn mà tất cả các nước đều tìm kiếm. Ấn Độ và ASEAN có thể hợp tác cùng nhau gần hơn với mục tiêu này.
Cũng tại phiên họp với các Bộ trưởng Thương mại và Tài chính ASEAN do CII tổ chức ngày 8/10, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal đã kêu gọi đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN (FTA), để ngăn chặn việc lạm dụng bởi 'các bên thứ ba' và dỡ bỏ các hạn chế thương mại cũng như các hàng rào phi thuế quan được cho rằng đã làm tổn hại đến xuất khẩu của Ấn Độ không tương xứng kể từ khi FTA được thực hiện vào năm 2010. Ấn Độ đã phải đối mặt với một số rào cản hạn chế đối với xuất khẩu trong khu vực ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và ô tô. Do đó, phía Ấn Độ cho rằng cần tập trung vào các quy tắc mới để loại bỏ việc sử dụng sai mục đích "bởi các bên thứ ba bên ngoài ASEAN”. Cả hai bên cũng cần dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan để củng cố môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp ASEAN - Ấn Độ.
Ấn Độ hiện đang chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong nhập khẩu từ khu vực ASEAN, trong khi xuất khẩu bị cản trở bởi sự không có đi có lại trong các nhượng bộ FTA, hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, hạn ngạch và thuế xuất khẩu từ các nước ASEAN. Việc đánh giá như vậy sẽ cho phép sự phù hợp với các thực tiễn thương mại hiện đại, các thủ tục và hài hòa hóa quy định. Thương mại song phương của Ấn Độ với ASEAN có thể tăng lên 200 tỷ USD, từ 80 tỷ USD, với một nỗ lực chung. Đồng thời kêu gọi các Bộ trưởng ASEAN thúc đẩy ‘hoàn thành sớm việc xác định phạm vi để việc rà soát hiệp định thương mại có thể bắt đầu.
Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Brunei Darussalam Yang Berhormat Dato Seri Setia Dr. Awang Haji Mohd Amin Liew bin Abdullah hy vọng, việc xem xét hiệp định thương mại sẽ đạt được "sự cân bằng giữa quy định và tiếp cận thị trường" và đảm bảo dòng chảy hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới tự do hơn. Thương mại ASEAN - Ấn Độ đã giảm 14% vào năm 2020 xuống còn 65,6 tỷ USD, nhưng Ấn Độ vẫn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, cũng như các nhà đầu tư FDI với khoản đầu tư mới 2,1 tỷ USD vào năm 2020.
Phía Ấn Độ cũng đề cập đến việc gia tăng chi phí vận chuyển và container do chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu và cho biết Ấn Độ và các quốc gia ASEAN có thể hợp tác để trở thành một trung tâm thương mại và hậu cần toàn cầu. Một ASEAN rất thịnh vượng là trọng tâm trong tầm nhìn của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương về ổn định, an ninh và tăng trưởng. Do đó sự hợp tác quốc tế này có thể cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ, công nghệ thông tin, internet vạn vật, Công nghiệp 4.0, thực hành sản xuất tốt hơn, chăm sóc sức khỏe, khởi nghiệp, điện tử, nuôi trồng thủy sản…
ASEAN - Ấn Độ có thể viết lại và tạo nên một chương vàng về sự tiến bộ và thịnh vượng cho 30% dân số thế giới. Hai bên tăng cường hợp tác để làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại và đầu tư trong thế giới hậu Covid và tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng như tương tác với người dân.
Nguồn: congthuong.vn/asean-tro-thanh-trung-tam-chinh-trong-hop-tac-kinh-te-toan-cau-cua-an-do-165510.html
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...