AANZFTA phát triển nhóm huấn luyện viên để thực thi pháp luật cạnh tranh trong ASEAN
Thứ hai, 27-9-2021AsemconnectVietnam - Ngày 23/9, nhóm huấn luyện viên thứ hai gồm mười quan chức cạnh tranh ASEAN từ 7 quốc gia thành viên ASEAN (Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam) đã hoàn thành chương trình đào tạo-huấn luyện viên kéo dài 9 tuần được thiết kế để tăng cường kỹ năng trong việc lãnh đạo và đào tạo nhân sự để thực thi hiệu quả luật cạnh tranh quốc gia.
Mục tiêu chương trình là hỗ trợ thị trường hoạt động hiệu quả và bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương ở các nước AANZFTA. Hoạt động tập huấn này là một phần của Chương trình thực thi Luật Cạnh tranh (CLIP) nhiều giai đoạn được hỗ trợ bởi Chương trình Hỗ trợ hợp tác kinh tế khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) (AECSP).
Kể từ tháng 7/2021, các nhà quản lý có kinh nghiệm từ Úc đã cố vấn cho những người tham gia chương trình huấn luyện này trau dồi khả năng dẫn dắt các hoạt động đào tạo, quản lý các nhóm điều tra và củng cố hiểu biết về phân tích cạnh tranh và thực thi pháp luật. Trong chương trình, các quan chức cạnh tranh ASEAN đã tham dự các hội thảo trực tuyến để thảo luận về các vấn đề thực thi chuyên đề và cách tiếp cận để quản lý rủi ro, thiết kế hệ thống quản lý kiến thức và đào tạo nhân viên hiệu quả. Các buổi cố vấn 1-1 bổ sung cho phép người tham gia đặt câu hỏi và khai thác thêm các vấn đề liên quan đến vai trò của họ. Hơn nữa, bộ công cụ / hướng dẫn dành cho giảng viên biên soạn các tài liệu tài nguyên quan trọng từ chương trình đã được xây dựng để hỗ trợ các khóa đào tạo nội bộ được thực hiện tại mỗi cơ quan cạnh tranh trong ASEAN.
Đại diện Ủy ban Cạnh tranh Malaysia nhận xét, đây là một chương trình được suy nghĩ kỹ lưỡng, với các chủ đề liên quan mật thiết đến hoạt động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và khơi dậy các cuộc thảo luận để đi đến các giải pháp thiết thực. Sự tương tác với các huấn luyện viên và những người tham gia rất mới mẻ, trong bối cảnh đại dịch.
Đại diện Tổng cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cạnh tranh và Chống gian lận (CCF) của Campuchia cũng cho rằng, bằng cách tham gia chương trình này, đã có được các chiến lược để lập kế hoạch và cung cấp khóa đào tạo một cách hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết về các khái niệm và ý tưởng chính. Thông qua các buổi cố vấn, có thể tìm kiếm lời khuyên về các khía cạnh kỹ thuật của phân tích cạnh tranh và thực thi pháp luật hoặc bất cứ điều gì liên quan đến vai trò của quan chức cạnh tranh.
Hỗ trợ cho các huấn luyện viên tương lai tiếp tục phát triển khi các tổ chức cạnh tranh của khu vực cũng như năng lực và kinh nghiệm phát triển và đi vào chiều sâu. Mỗi người tham gia chương trình đào tạo đã được xác định là một nhà lãnh đạo tương lai và nhà đào tạo nhân viên bởi cơ quan chủ quản. Hoạt động này do Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Úc phối hợp với Ban Thư ký ASEAN, trong đó có Đơn vị hỗ trợ AANZFTA thực hiện.
Trong giai đoạn thứ tư được hỗ trợ bởi AECSP, CLIP tập trung vào việc hỗ trợ các cơ quan cạnh tranh ASEAN xây dựng kiến thức và chuyên môn thực tế trong khu vực bằng cách chia sẻ các nguồn lực, kỹ năng và kỹ thuật để thực thi luật cạnh tranh hiệu quả.
Nguồn: congthuong.vn/aanzfta-phat-trien-nhom-huan-luyen-vien-de-thuc-thi-phap-luat-canh-tranh-trong-asean-164617.html
Kể từ tháng 7/2021, các nhà quản lý có kinh nghiệm từ Úc đã cố vấn cho những người tham gia chương trình huấn luyện này trau dồi khả năng dẫn dắt các hoạt động đào tạo, quản lý các nhóm điều tra và củng cố hiểu biết về phân tích cạnh tranh và thực thi pháp luật. Trong chương trình, các quan chức cạnh tranh ASEAN đã tham dự các hội thảo trực tuyến để thảo luận về các vấn đề thực thi chuyên đề và cách tiếp cận để quản lý rủi ro, thiết kế hệ thống quản lý kiến thức và đào tạo nhân viên hiệu quả. Các buổi cố vấn 1-1 bổ sung cho phép người tham gia đặt câu hỏi và khai thác thêm các vấn đề liên quan đến vai trò của họ. Hơn nữa, bộ công cụ / hướng dẫn dành cho giảng viên biên soạn các tài liệu tài nguyên quan trọng từ chương trình đã được xây dựng để hỗ trợ các khóa đào tạo nội bộ được thực hiện tại mỗi cơ quan cạnh tranh trong ASEAN.
Đại diện Ủy ban Cạnh tranh Malaysia nhận xét, đây là một chương trình được suy nghĩ kỹ lưỡng, với các chủ đề liên quan mật thiết đến hoạt động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và khơi dậy các cuộc thảo luận để đi đến các giải pháp thiết thực. Sự tương tác với các huấn luyện viên và những người tham gia rất mới mẻ, trong bối cảnh đại dịch.
Đại diện Tổng cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cạnh tranh và Chống gian lận (CCF) của Campuchia cũng cho rằng, bằng cách tham gia chương trình này, đã có được các chiến lược để lập kế hoạch và cung cấp khóa đào tạo một cách hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết về các khái niệm và ý tưởng chính. Thông qua các buổi cố vấn, có thể tìm kiếm lời khuyên về các khía cạnh kỹ thuật của phân tích cạnh tranh và thực thi pháp luật hoặc bất cứ điều gì liên quan đến vai trò của quan chức cạnh tranh.
Hỗ trợ cho các huấn luyện viên tương lai tiếp tục phát triển khi các tổ chức cạnh tranh của khu vực cũng như năng lực và kinh nghiệm phát triển và đi vào chiều sâu. Mỗi người tham gia chương trình đào tạo đã được xác định là một nhà lãnh đạo tương lai và nhà đào tạo nhân viên bởi cơ quan chủ quản. Hoạt động này do Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Úc phối hợp với Ban Thư ký ASEAN, trong đó có Đơn vị hỗ trợ AANZFTA thực hiện.
Trong giai đoạn thứ tư được hỗ trợ bởi AECSP, CLIP tập trung vào việc hỗ trợ các cơ quan cạnh tranh ASEAN xây dựng kiến thức và chuyên môn thực tế trong khu vực bằng cách chia sẻ các nguồn lực, kỹ năng và kỹ thuật để thực thi luật cạnh tranh hiệu quả.
Nguồn: congthuong.vn/aanzfta-phat-trien-nhom-huan-luyen-vien-de-thuc-thi-phap-luat-canh-tranh-trong-asean-164617.html
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...