AEM 53: Cải thiện dòng chảy thương mại, dịch vụ và đầu tư sau đại dịch
Thứ năm, 16-9-2021AsemconnectVietnam - Tại hội nghị, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cập nhật tình hình hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác, đồng thời thảo luận việc thực thi và đàm phán nâng cấp một số Hiệp định thương mại tự do.
Với lịch họp dày đặc, liên tục diễn ra trong 1 tuần từ 8-15/9, tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 (AEM 53) và chuỗi hội nghị liên quan, các Bộ trưởng ASEAN đều khẳng định tầm quan trọng của hợp tác kinh tế nội khối cũng như các đối tác ngoại khối nhằm đảm bảo kết nối chuỗi cung ứng và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của khu vực.
Cùng với đó, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng và vấn đề còn tồn tại, đặc biệt nhấn mạnh vào việc cải thiện dòng chảy thương mại, dịch vụ, đầu tư sau dịch COVID-19.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã chia sẻ thông tin và cập nhật tình hình triển khai các biện pháp đối phó với dịch COVID-19; đồng thời ghi nhận những nỗ lực chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và khu vực trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Cụ thể như việc thực hiện Khung phục hồi tổng thể ASEAN, các Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng Kinh tế về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19, Biên bản ghi nhớ về việc xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh.
Ngoài ra, các Bộ trưởng đã thông qua Lộ trình Bandar Seri Bagawan về chuyển đổi số trong ASEAN để đẩy nhanh phục hồi kinh tế ASEAN và hội nhập kinh tế số.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng trao đổi và ghi nhận tình hình thực hiện các sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Brunei, nước Chủ tịch ASEAN năm 2021, thảo luận về các kế hoạch, chương trình hành động dài hạn của ASEAN hướng đến phát triển kinh tế bền vững trong khu vực như Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng kinh tế ASEAN, kiến nghị của Nhóm Đặc trách cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN…, các chương trình làm việc về hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác.
Các Bộ trưởng cũng dành thời gian thảo luận và ghi nhận các kiến nghị của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, đại diện khu vực tư nhân từ các nước đối tác và khu vực và rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan dự kiến diễn ra vào tháng 10/2021.
Tại các Hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các Đối tác Đối thoại, các Bộ trưởng cũng cập nhật tình hình hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác, đồng thời thảo luận việc thực thi và đàm phán nâng cấp một số Hiệp định Thương mại tự do hiện hành giữa ASEAN và các nước đối tác như Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, cũng như tiến độ phê duyệt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) với mục tiêu đưa Hiệp định đi vào thực thi vào đầu năm 2022.
Hiệp định này nhằm góp phần thúc đẩy thương mại, củng cố chuỗi cung ứng khu vực, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế ASEAN và khu vực sau đại dịch.
Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng thảo luận về đề xuất của Nhật Bản về “Sáng kiến Tăng trưởng Sáng tạo và Bền vững ASEAN-Nhật Bản” với mục tiêu thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19, hướng tới tăng trưởng bền vững trong tương lai và thông qua 2 tuyên bố chung lần lượt giữa ASEAN và Trung Quốc và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường quan hệ thương mại đầu tư giữa ASEAN và các nước đối tác này.
Là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến đối với vấn đề hợp tác kinh tế nội khối ASEAN với mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và củng cố các chuỗi cung ứng khu vực.
Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra các kiến nghị về định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm đảm bảo đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Riêng với kế hoạch khôi phục kinh tế sau dịch COVID-19 của các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam), Việt Nam cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và tăng cường kết nối giữa các nước này.
Cụ thể, Việt Nam đề nghị các nước quan tâm, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác trong Kế hoạch hành động CLMV 2021-2022, gắn với các mục tiêu của Sáng kiến Hội nhập ASEAN và Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đề nghị tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước, nhất là hoạt động thông quan tại các cửa khẩu khu vực biên giới.
Mặt khác, Việt Nam còn khuyến khích tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp các nước CLMV trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm nhằm hình thành các chuỗi cung ứng khu vực do CLMV làm nòng cốt chính.
Các nước CLMV cũng cần tăng cường kết nối gắn với các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN đến năm 2025.
Đặc biệt, Việt Nam cũng chủ động đề xuất, đưa ra các kiến nghị định hướng trong hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung như củng cố chuỗi cung ứng khu vực và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh nền kinh tế giới đang có nhiều thay đổi và chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/aem-53-cai-thien-dong-chay-thuong-mai-dich-vu-va-dau-tu-sau-dai-dich/741051.vnp
Cùng với đó, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng và vấn đề còn tồn tại, đặc biệt nhấn mạnh vào việc cải thiện dòng chảy thương mại, dịch vụ, đầu tư sau dịch COVID-19.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã chia sẻ thông tin và cập nhật tình hình triển khai các biện pháp đối phó với dịch COVID-19; đồng thời ghi nhận những nỗ lực chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và khu vực trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Cụ thể như việc thực hiện Khung phục hồi tổng thể ASEAN, các Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng Kinh tế về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19, Biên bản ghi nhớ về việc xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh.
Ngoài ra, các Bộ trưởng đã thông qua Lộ trình Bandar Seri Bagawan về chuyển đổi số trong ASEAN để đẩy nhanh phục hồi kinh tế ASEAN và hội nhập kinh tế số.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng trao đổi và ghi nhận tình hình thực hiện các sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Brunei, nước Chủ tịch ASEAN năm 2021, thảo luận về các kế hoạch, chương trình hành động dài hạn của ASEAN hướng đến phát triển kinh tế bền vững trong khu vực như Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng kinh tế ASEAN, kiến nghị của Nhóm Đặc trách cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN…, các chương trình làm việc về hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác.
Các Bộ trưởng cũng dành thời gian thảo luận và ghi nhận các kiến nghị của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, đại diện khu vực tư nhân từ các nước đối tác và khu vực và rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan dự kiến diễn ra vào tháng 10/2021.
Tại các Hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các Đối tác Đối thoại, các Bộ trưởng cũng cập nhật tình hình hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác, đồng thời thảo luận việc thực thi và đàm phán nâng cấp một số Hiệp định Thương mại tự do hiện hành giữa ASEAN và các nước đối tác như Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, cũng như tiến độ phê duyệt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) với mục tiêu đưa Hiệp định đi vào thực thi vào đầu năm 2022.
Hiệp định này nhằm góp phần thúc đẩy thương mại, củng cố chuỗi cung ứng khu vực, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế ASEAN và khu vực sau đại dịch.
Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng thảo luận về đề xuất của Nhật Bản về “Sáng kiến Tăng trưởng Sáng tạo và Bền vững ASEAN-Nhật Bản” với mục tiêu thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19, hướng tới tăng trưởng bền vững trong tương lai và thông qua 2 tuyên bố chung lần lượt giữa ASEAN và Trung Quốc và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường quan hệ thương mại đầu tư giữa ASEAN và các nước đối tác này.
Là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến đối với vấn đề hợp tác kinh tế nội khối ASEAN với mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và củng cố các chuỗi cung ứng khu vực.
Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra các kiến nghị về định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm đảm bảo đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Riêng với kế hoạch khôi phục kinh tế sau dịch COVID-19 của các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam), Việt Nam cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và tăng cường kết nối giữa các nước này.
Cụ thể, Việt Nam đề nghị các nước quan tâm, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác trong Kế hoạch hành động CLMV 2021-2022, gắn với các mục tiêu của Sáng kiến Hội nhập ASEAN và Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đề nghị tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước, nhất là hoạt động thông quan tại các cửa khẩu khu vực biên giới.
Mặt khác, Việt Nam còn khuyến khích tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp các nước CLMV trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm nhằm hình thành các chuỗi cung ứng khu vực do CLMV làm nòng cốt chính.
Các nước CLMV cũng cần tăng cường kết nối gắn với các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN đến năm 2025.
Đặc biệt, Việt Nam cũng chủ động đề xuất, đưa ra các kiến nghị định hướng trong hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung như củng cố chuỗi cung ứng khu vực và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh nền kinh tế giới đang có nhiều thay đổi và chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/aem-53-cai-thien-dong-chay-thuong-mai-dich-vu-va-dau-tu-sau-dai-dich/741051.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...