Triển khai Cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'': Nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép"
Thứ năm, 16-9-2021AsemconnectVietnam - Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, nhất là đợt dịch bùng phát từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một số tỉnh, thành phố, khu công nghiệp nơi có nhiều doanh nghiệp tham gia các chuỗi giá trị, cung ứng thị trường trong nước và quốc tế bị ảnh hưởng, đình trệ, gây nguy cơ đứt gãy trong sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa. Nhiều địa phương và thành phố Hà Nội đã phải áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, một số loại hình kinh doanh dịch vụ bị hạn chế…
Triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư, các chương trình, đề án của Chính phủ, Bộ Công Thương và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, xác định việc triển khai Cuộc vận động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và là giải pháp quan trọng trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động và UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công Thương và các sở, ngành, địa phương tập trung tổ chức thực hiện ngay từ những ngày đầu năm 2021.
Trong đó, trọng tâm là: Đẩy mạnh tuyên truyền để các doanh nghiệp và người dân thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch và triển khai các biện pháp duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh; Chủ động triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, khuyến mại tập trung… hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh lưu thông, phân phối hàng hóa; Giới thiệu thông tin 24 địa điểm tại 5 quận nội đô đến các tỉnh, thành phố để nghiên cứu, tổ chức điểm bán trái cây, nông sản mùa vụ các tỉnh tại Hà Nội; Phối hợp với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Sơn La… mời các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm, trái cây tham gia điểm cầu trực tuyến các hội nghị xúc tiến, tiêu thụ trái cây, nông sản các địa phương (vải thiều Hải Dương, Bắc Giang; xoài, nhãn Sơn La; nhãn Hưng Yên…); Thông tin, giới thiệu nguồn cung nông sản thực phẩm, trái cây mùa vụ, 2.000 sản phẩm OCOP của trên 20 tỉnh, thành phố có khó khăn trong việc tiêu thụ do ảnh hưởng dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, chế biến Hà Nội để hỗ trợ tiêu thụ…
Bên cạnh đó, Sở đẩy mạnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thực hiện giãn cách xã hội; Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải cấp mã QR đăng ký “luồng xanh” cho khoảng 2.500 xe ô tô và cấp tin nhắn xác nhận khoảng 9.500 xe máy vận chuyển hàng hóa thiết yếu; Chỉ đạo các doanh nghiệp tăng lượng dự trữ hàng hóa tối đa, đổi mới các hình thức kinh doanh, tăng cường bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7…
Để đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động và các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2021, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động và UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, giao Sở Công Thương chủ trì, cùng các cơ quan, đơn vị, hội, hiệp hội và các quận, huyện, thị xã tổ chức Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021.
Chương trình bình chọn năm 2021 được triển khai từ tháng 7 đến tháng 11/2021, dự kiến thu hút từ 100-150 doanh nghiệp thuộc 12 nhóm sản phẩm và 6 nhóm ngành dịch vụ tham gia: Điện tử, công nghệ; đồ gia dụng; công nghiệp; thời trang, phụ kiện; xây dựng, trang trí nội thất; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán, sàn thương mại điện tử; du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghỉ dưỡng; vận chuyển, logistics; truyền thông, tổ chức sự kiện…
Lễ tôn vinh các sản phẩm, dịch vụ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021 dự kiến được tổ chức tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào cuối tháng 10-2021…
Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thông tin, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng yêu thích thông qua các website, sàn thương mại điện tử tại thị trường trong nước và tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài, Sở Công Thương đã đổi mới nền tảng website binhchonhangviet.com.vn, nâng cấp nội dung giao diện bình chọn thành “Triển lãm trực tuyến và bình chọn sản phẩm, dịch vụ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021”; Bổ sung nội dung giới thiệu “Sản phẩm, dịch vụ tham gia gian hàng Việt trực tuyến” của Bộ Công Thương và “Sản phẩm, dịch vụ giới thiệu tham gia hệ thống phân phối tại nước ngoài”; Thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình, người tiêu dùng tham gia các hoạt động bình chọn trực tuyến trên website binhchonhangviet.com.vn, bình chọn trực tiếp và giải đáp thông tin qua tổng đài 024.1081.
Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, Cuộc vận động sẽ góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Nguồn: moit.gov.vn
Hòa Bình tập trung phát triển và nâng cao chất lượng của cam Cao Phong
Tiếp tục đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Thủ đô
197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập
Ưu tiên dùng hàng Việt
Nâng chất cho hàng Việt từ hiệu quả các FTA
Khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề
Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2022
Hàng Việt chiếm ưu thế trong hệ thống bán lẻ của AEON Việt Nam
Sôi động hàng Việt phục vụ Tết Nguyên Đán 2023 tại hệ thống siêu thị của Central Retail
Nhiều ngành hàng Việt Nam đóng góp vào tuần lễ mua sắm năm 2022
Trên 90% người tiêu dùng Việt đang lựa chọn hàng Việt
Hội nghị kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại tỉnh Vĩnh Phúc
Mận đường Tám Hội - sản phẩm OCOP đặc trưng của Sóc Trăng
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2022
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...