Chủ nhật, 24-11-2024 - 5:53 GMT+7  Việt Nam EngLish 

RCEP, thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới là gì? 

 Thứ sáu, 27-8-2021

AsemconnectVietnam - RCEP là một vấn đề lớn, cả theo nghĩa đen và ẩn dụ. Khi được ký kết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do bao gồm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội, thương mại và dân số của thế giới và cũng đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản có một thỏa thuận với Trung Quốc và với Hàn Quốc.

Theo Kyodo News, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua thỏa thuận này vào cuối tháng 4/2021, kỳ vọng sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 2,7% và tạo ra hơn nửa triệu việc làm.
RCEP - đã được hơn một thập kỷ hình thành - sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa cũng như đưa ra các quy tắc về đầu tư và sở hữu trí tuệ để thúc đẩy thương mại tự do.
Hiệp định này bao gồm 15 quốc gia thành viên, nhưng cũng có một số thành viên trùng lặp với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Ông Deborah Elms, Giám đốc Điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore, giải thích RCEP là gì, khác với các hiệp định thương mại khác như thế nào.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực là gì?
Đó là một thỏa thuận thương mại điều chỉnh hoạt động thương mại ở châu Á, cho châu Á. Tất nhiên, đã có rất nhiều hoạt động thương mại ở châu Á, có rất nhiều nguyên liệu thô, các bộ phận và linh kiện được chuyển đi chuyển lại. Các linh kiện này thường được lắp ráp lần cuối ở châu Á nhưng sau đó thường được vận chuyển đến Mỹ hoặc châu Âu. Không có nhiều sản phẩm hoàn chỉnh được bán ở châu Á. Một trong những lý do không có được điều đó là vì thương mại trong khu vực, đặc biệt là đối với hàng thành phẩm, quá khó khăn, quá đắt do thuế quan áp dụng, các thách thức phi thuế quan. Do đó, ít có thương mại trong khu vực hơn mức cần có. Đó không phải là một thỏa thuận hoàn hảo nhưng RCEP khiến nhiều khả năng các công ty sẽ tạo ra chuỗi cung ứng ở châu Á, cho châu Á. Khi hiệp định có hiệu lực và trở nên có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp, thì sẽ tăng tốc theo thời gian.
Sự chấp thuận từ chính phủ Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?
Để RCEP có hiệu lực, cần 6/10 thành viên của ASEAN và 3 trong 5 đối tác đối thoại [Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand] thông qua. Thách thức thực sự là các đối tác đối thoại, vì thủ tục nội bộ ở các nước này phức tạp hơn hầu hết các nước ASEAN. Ở ASEAN, việc thông qua một điều gì đó thực sự đơn giản. Tuy nhiên, các đối tác đối thoại có các thủ tục, quy trình và Ủy ban Quốc hội hoặc Thượng viện [Nhật Bản], cần thông qua và việc này có thể tốn nhiều thời gian. Thực tế là Trung Quốc và Nhật Bản đã thông qua là một phép lạ và đặc biệt là đối với Nhật Bản đã tiến nhanh như vậy, bởi vì việc phê duyệt thông qua ở Thượng viện có thể tốn nhiều thời gian. Mặc dù RCEP có những lợi ích to lớn nhưng cũng có một số bãi mìn chính trị đối với Nhật Bản, vì đây là lần đầu tiên nước này có thỏa thuận với Hàn Quốc và với Trung Quốc.
Những gì khác cần phải xảy ra bây giờ trước khi RCEP có thể có hiệu lực?
Có bốn quốc gia cho biết đã sẵn sàng: Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản. Cần sáu thành viên ASEAN và cần chọn thêm ít nhất một trong số các đối tác đối thoại. Khi có sự hiện diện của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có các đối tác đối thoại khác đến đủ nhanh để có thể bắt đầu. Cần làm điều này sớm hơn là muộn hơn vì cuối năm ở khu vực này rất phức tạp. Đang có mùa hội nghị thượng đỉnh và chương trình nghị sự của ASEAN thực sự phải được chứng nhận và thông qua, sau đó sẽ được chuyển giao cho nước chủ trì tiếp theo. Và điều tương tự với APEC. Các quan chức có thể bị phân tâm với tất cả các cam kết khác và sau đó chúng tôi có thể bỏ lỡ thời hạn thông qua RCEP. Các nước thực sự đang hướng tới việc hiệp định này này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 2022. Điều đó có nghĩa là các nước phải phê duyệt RCEP trước ngày 1 tháng 10, trước 60 ngày hiệp định có hiệu lực chính thức. Vì vậy, dòng thời gian của các nước hiện khá chặt chẽ.
Hiệp định này đang gặp thuận lợi hay có thể có những vấp váp trên đường đi?
Có thể thấy hiệp định này đi theo một trong hai cách. TPP hay CPTPP có hiệu lực sớm hơn tưởng tượng. TPP được kích hoạt khi có sáu thành viên thông qua. Tất cả các nước đều muốn trở thành thứ sáu và thật tình cờ, các nước này đã sớm thông qua hơn mong đợi. CPTPP thực sự có hiệu lực vào ngày 29 tháng 12 năm 2020, tức là năm thứ nhất. Sau đó năm thứ hai bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2021. Vì vậy, thực sự đã có hai đợt cắt giảm thuế quan trong ba ngày. Đó là bởi vì các nước thành viên CPTPP rất nhiệt tình, đều muốn nói rằng "Sự chấp thuận của chúng tôi đã có hiệu lực". Điều tương tự cũng có thể xảy ra với RCEP. Nếu điều đó xảy ra, đó là một tin tốt nhưng rất khó sẽ có tất cả 15 quốc gia.
RCEP sẽ tác động như thế nào đến việc phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của khối?
RCEP đặc biệt quan trọng trong hậu COVID, bởi vì các nước cần giữ cho các đường thương mại luôn mở và đây là khu vực phụ thuộc vào thương mại. Tuy vậy, các nước cũng cần phải có những nguồn tăng trưởng kinh tế mới. Có vẻ như rõ ràng rằng chúng ta sẽ có một sự phục hồi không đồng đều từ COVID, vì vậy các nước muốn được khai thác các công cụ có thể khác nhau để thúc đẩy quá trình khôi phục. Có một hiệp định châu Á với các nền kinh tế cường quốc châu Á trong đó thực sự hữu ích. Hiệp định này hữu ích, không chỉ cho các nền kinh tế đó và không chỉ cho các công ty đa quốc gia lớn, mà còn rất hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, bởi vì các nước cần phải bắt đầu sự phục hồi tăng trưởng đó bằng cách nào đó. Và đó sẽ là một thách thức – số người nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng lên. Khu vực này đang thực sự gặp khó khăn, bao gồm nhiều thành viên ASEAN như như Lào và Campuchia. Con số nhiễm Covid 19 ở Philippines tiếp tục tăng lên. Thái Lan đã phải tiếp tục đóng cửa. Đây là một khu vực thực sự sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID và các nước sẽ cần bất cứ thứ gì có thể để giúp thúc đẩy sự phục hồi.
Sự khác biệt giữa RCEP và CPTPP là gì?
Có một khoảng cách lớn về chất lượng, độ phủ, chiều sâu và bề rộng và phần lớn điều đó là do một điều rất đơn giản: trong TPP, các nước tham gia một cách tự nguyện vì muốn có tham vọng cao, chất lượng cao và hào hứng về điều đó. Trong RCEP, các nước tham gia vì phải, vì là thành viên của ASEAN hoặc đã có một thỏa thuận hiện có với ASEAN. Sự đa dạng giữa các thành viên trong RCEP cũng rất ngoạn mục. Trên bất kỳ khía cạnh nào: quy mô dân số, sự giàu có, các quốc gia không giáp biển so với quần đảo, dịch vụ so với thương mại hàng hóa, nhập khẩu so với xuất khẩu, RCEP thực sự rất, rất đa dạng. Cố gắng cân bằng tất cả các mục tiêu đó có nghĩa là thỏa thuận cuối cùng trong RCEP, theo mặc định, ít tham vọng hơn, có nhiều kẽ hở hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là hiệp định sẽ giữ nguyên như vậy - có thể sẽ được chỉnh sửa theo thời gian. Hiệp định này sẽ tuân theo các mô hình riêng của ASEAN, đó là cứ sau 5 đến 10 năm, sẽ có một đợt nâng cấp toàn diện. ASEAN cũng có thành tích trong việc đưa ra các thời hạn trong tương lai. Các nước có khoảng thời gian thực sự dài trong RCEP là 20, 21 năm. Những điều đó sẽ xuất hiện theo thời gian vì các nước đều cảm thấy thoải mái và quen thuộc với thỏa thuận này.
RCEP bao gồm những gì?
Đối với phạm vi quyền sở hữu trí tuệ (IP), RCEP rất tốt. Đây là khu vực không nổi tiếng về việc thực hiện các quy tắc IP. Các nước thành viên không có nhiều cam kết theo chương sở hữu trí tuệ trong nhiều giao dịch thương mại khác và những gì họ đã đưa vào RCEP vượt xa những gì mọi người tưởng tượng. Sở hữu trí tuệ thực sự khó, đó là cả một hệ sinh thái phải kết hợp với nhau, vì vậy các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ đối là một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất về thỏa thuận này. Những gì các nước không có là các quy tắc về lao động, công nhân hoặc nhân quyền hoặc bất cứ điều gì về môi trường. Tại thời điểm này, không có hứng thú với việc làm như vậy ở cấp độ ASEAN hoặc châu Á. Các thành viên sẽ tham gia vào các cam kết sở hữu trí tuệ trong các hiệp định khác. Việt Nam có các chương sở hữu trí tuệ mạnh mẽ với Liên minh châu Âu. Các thành viên CPTPP đã làm điều đó với nhau nhưng họ không muốn làm như vậy vào thời điểm này với châu Á mà sẽ tiếp tục và tập trung vào các vấn đề kinh tế quan trọng. Và mặc dù có thể đưa ra lập luận rằng quyền của người lao động là quan trọng hoặc các quy tắc môi trường là quan trọng đối với thương mại nhưng không trọng tâm bằng "Hãy đối phó với thuế quan của chúng tôi".
Những điều này có thể xuất hiện khi RCEP phát triển không?
Nhiều nước thành viên coi lợi thế so sánh của mình là nằm ở các tiêu chuẩn lao động khác nhau và các điều khoản về môi trường khác nhau. Điều đó không có nghĩa là họ chống lại môi trường hoặc chống lại người lao động. Những người đứng đầu các chính sách về quyền người lao động, quyền con người, quyền lao động, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, sẽ không hài lòng với bất cứ điều gì.
Tại sao hiệp định này mất nhiều thời gian như vậy?
RCEP đã được đưa ra vào cuối năm 2012. Các nước bắt đầu đàm phán vào năm 2013 nhưng đã không thực sự tích cực cho đến năm 2014. Hiệp định này gần như hoàn thành khi Ấn Độ bỏ cuộc. Các nước đã công bố một kết quả đàm phán quan trọng vào tháng 11 năm 2019 và sẵn sàng ký vào tháng 3/2020 nhưng vì Ấn Độ bỏ cuộc và sau đó là COVID nên không có cách nào để ký kết sớm.
Ấn Độ bỏ cuộc có ảnh hưởng gì đến RCEP?
Điều này phụ thuộc vào người bạn nói chuyện với, nhưng đặc biệt đối với người Nhật, đó là một vấn đề rất lớn. Đó là một cú đánh bởi trong khi tất cả họ đều có rất nhiều hiệp định thương mại trong khu vực, chúng tôi có các hiệp định thương mại rất kém với Ấn Độ. Đó là một mất mát cả hai cơ hội cho các thành viên RCEP vào Ấn Độ và sau đó, theo quan điểm của tôi, Ấn Độ có cơ hội trở thành một phần của chuỗi cung ứng.
Liệu Ấn Độ có còn khả năng tham gia trong tương lai không?
Chính thức, điều đó là có thể. Có một chú thích cho biết toàn bộ thỏa thuận mở cửa cho các thành viên mới 18 tháng kể từ ngày có hiệu lực. Ấn Độ có một điều khoản đặc biệt, đó là nếu Ấn Độ chọn tham gia bất cứ lúc nào, nước này có thể quay trở lại, không phải đợi 18 tháng. Tuy vậy, ngay cả trước COVID, không có đủ sự quan tâm đến hiệp định này vì có quá nhiều nhóm không thích.
RCEP có nghĩa là gì đối với các khối thương mại khác. Liệu thế giới có ngày càng bị chia cắt thành các khu vực thương mại khác nhau này không?
Hầu hết các chuyên gia thương mại không thích các hiệp định thương mại, bởi vì được ưu đãi và có những lợi ích khi gia nhập và các hình phạt khi không tham gia nữa. Khi các nước bắt đầu thực hiện các thỏa thuận thương mại khu vực lớn, các động lực để điều chỉnh chuỗi cung ứng - cho dù đó là hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư - xung quanh không gian địa lý đó sẽ tăng lên. Sau đó, một khi đặt chúng vào đúng vị trí, chúng rất khó bị loại bỏ. Sẽ có những thay đổi trong kinh doanh do RCEP, ngay cả giữa các công ty thực sự không sử dụng RCEP. Một khi có những CEO bắt đầu 'nghĩ về châu Á', không thực sự quan trọng là thỏa thuận có bao hàm điều mà bạn quan tâm hay không mà chỉ đặt các câu hỏi 'Có những lợi ích ở châu Á, tôi nên đầu tư vào châu Á, tôi nên lập kế hoạch cho phân phối châu Á '. Điều đó sẽ rất mới và có thể tự củng cố. Càng có nhiều CEO nói rằng, tôi nghĩ là châu Á trên hết, thì bạn càng kết thúc với kết quả đầu ra của châu Á.
Làm thế nào để hiệp định này phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới?
Từ góc độ đàm phán thương mại, khi bạn có nền tảng này ở châu Á, việc đàm phán hoặc thảo luận các quy tắc trong tương lai về thương mại trong RCEP sẽ dễ dàng hơn, thay vì thảo luận chúng ở một nơi khác, chẳng hạn như ở Geneva. Có thể hình dung các cuộc thảo luận về các tiêu chuẩn mới cho AI hoặc blockchain hoặc nền kinh tế chia sẻ đang diễn ra trong RCEP. Các nước không lập kế hoạch theo cách đó ngay từ đầu, nhưng sẽ bắt đầu lập kế hoạch làm việc, mục tiêu chính sách, chương trình nâng cao năng lực, ngồi lại với nhau và đưa ra các tiêu chuẩn mới. Đây là một vấn đề lớn. Nhiều thành viên vẫn là những người theo chủ nghĩa đa phương, những người tin tưởng mạnh mẽ vào hệ thống của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nói chung và tầm quan trọng của thương mại toàn cầu. Tuy vậy, quá khó để thực hiện mọi thứ ở Geneva. Vì vậy trước tiên chúng ta hãy làm ở đây, hãy có một hiệp định được trình diễn ở châu Á và sau đó có thể được rút lại vào WTO hoặc một nơi nào khác.

Nguồn: Vitic/ www.weforum.org/agenda/2021/05/rcep-world-biggest-trade-deal/
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715975728