RCEP thúc đẩy ổn định nguồn cung cấp năng lượng trong khu vực
Thứ tư, 11-8-2021AsemconnectVietnam - Việc 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm 2020 và đang xúc tiến phê chuẩn hiệp định, sẽ thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng năng lượng, bao gồm cả dầu gốc và dầu chu kỳ nhẹ (LCO), mặc dù sẽ có tác động hạn chế đến khí đốt tự nhiên và dầu thô, đó là nhận định của các nhà phân tích cho biết trên Thời báo Hoàn cầu. RCEP cũng sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác thương mại của các nước thành viên trong khối.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, các thành viên của RCEP sẽ loại bỏ thuế quan thương mại cho nhau trong vòng 10 năm tới và thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ ngay lập tức. Tổng cộng, hơn 90% hàng hóa giao dịch trong khối RCEP sẽ được miễn thuế. Các chuyên gia cho biết, khi các thành viên RCEP giải quyết chi tiết trong các cuộc đàm phán thương mại, nhập khẩu một số mặt hàng năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên, điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu trong khối như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ, về LCO, Hàn Quốc hiện là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc, với mức thuế nhập khẩu 4,2%. Trung Quốc cũng nhập khẩu một lượng lớn LCO từ Nhật Bản với mức thuế 7%. Nhập khẩu LCO từ các quốc gia đó sẽ tăng một khi thuế quan được giảm hoặc thậm chí loại bỏ theo khuôn khổ RCEP.
Các chuyên gia cũng dự đoán rằng, nhập khẩu dầu gốc của Trung Quốc sẽ tăng "rõ rệt", với chi phí nhập khẩu được giảm xuống. Hiện tại, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% dầu gốc từ Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, tác động của RCEP đối với thương mại dầu thô của Trung Quốc là hạn chế, vì các nước ASEAN không phải là nguồn nhập khẩu dầu thô chính của Trung Quốc. Hiện tại, Malaysia là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Đông Nam Á sang Trung Quốc, chiếm khoảng 2,5% tổng lượng dầu thô nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc. Nhiều nhà máy lọc dầu độc lập ở Malaysia đang chế biến dầu thô. Nếu chi phí thu mua giảm trong tương lai, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu dầu thô từ Malaysia.
Công ty Sublime China Information Co cho rằng, việc ký kết RCEP sẽ không gây ra thay đổi lớn đối với nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc vì cả khí đốt đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đều đã được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, ảnh hưởng của RCEP đi xa hơn nhiều ngoài việc cắt giảm thuế quan, còn giúp ổn định quan hệ thương mại giữa các nước thành viên. Australia, Indonesia và Malaysia là những nhà xuất khẩu LNG lớn và thỏa thuận RCEP sẽ ổn định nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong những tháng tới. RCEP dự kiến sẽ giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô và sản xuất, từ đó giúp Trung Quốc mở rộng xuất khẩu trong một số lĩnh vực nhất định. Đối với lĩnh vực năng lượng, sẽ có nhiều cơ hội hơn là thách thức và các công ty năng lượng cần suy nghĩ sâu sắc về cách nâng cấp cơ cấu công nghiệp để phối hợp với những thay đổi có thể xảy ra trong thương mại hàng hóa năng lượng trong tương lai.
Nguồn: congthuong.vn/rcep-thuc-day-on-dinh-nguon-cung-cap-nang-luong-trong-khu-vuc-162153.html
Các chuyên gia cũng dự đoán rằng, nhập khẩu dầu gốc của Trung Quốc sẽ tăng "rõ rệt", với chi phí nhập khẩu được giảm xuống. Hiện tại, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% dầu gốc từ Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, tác động của RCEP đối với thương mại dầu thô của Trung Quốc là hạn chế, vì các nước ASEAN không phải là nguồn nhập khẩu dầu thô chính của Trung Quốc. Hiện tại, Malaysia là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Đông Nam Á sang Trung Quốc, chiếm khoảng 2,5% tổng lượng dầu thô nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc. Nhiều nhà máy lọc dầu độc lập ở Malaysia đang chế biến dầu thô. Nếu chi phí thu mua giảm trong tương lai, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu dầu thô từ Malaysia.
Công ty Sublime China Information Co cho rằng, việc ký kết RCEP sẽ không gây ra thay đổi lớn đối với nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc vì cả khí đốt đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đều đã được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, ảnh hưởng của RCEP đi xa hơn nhiều ngoài việc cắt giảm thuế quan, còn giúp ổn định quan hệ thương mại giữa các nước thành viên. Australia, Indonesia và Malaysia là những nhà xuất khẩu LNG lớn và thỏa thuận RCEP sẽ ổn định nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong những tháng tới. RCEP dự kiến sẽ giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô và sản xuất, từ đó giúp Trung Quốc mở rộng xuất khẩu trong một số lĩnh vực nhất định. Đối với lĩnh vực năng lượng, sẽ có nhiều cơ hội hơn là thách thức và các công ty năng lượng cần suy nghĩ sâu sắc về cách nâng cấp cơ cấu công nghiệp để phối hợp với những thay đổi có thể xảy ra trong thương mại hàng hóa năng lượng trong tương lai.
Nguồn: congthuong.vn/rcep-thuc-day-on-dinh-nguon-cung-cap-nang-luong-trong-khu-vuc-162153.html
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...