Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Thứ sáu, 16-7-2021AsemconnectVietnam - Tại cuộc họp ngày 15/7, các bộ trưởng thương mại của Nhật Bản và Australia khẳng định 2 hiệp định này đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế khu vực giai đoạn hậu dịch COVID-19.
Ngày 15/7, Nhật Bản và Australia đã nhất trí thúc đẩy Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) như cách thức để làm hồi sinh nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
Tại cuộc họp diễn ra ở Tokyo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama và Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Dan Tehan đã cam kết hợp tác chặt chẽ trong việc hỗ trợ tiến trình gia nhập CPTPP của Anh.
Các bộ trưởng khẳng định CPTPP và RCEP "đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế khu vực giai đoạn hậu dịch COVID-19." Bộ trưởng Kajiyama nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để tạo cơ hội thúc đẩy đối thoại chiến lược bao gồm cả các vấn đề thương mại và năng lượng."
CPTPP có hiệu lực từ năm 2019 nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại giữa 11 quốc gia đại diện cho gần 500 triệu người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tương tự bao gồm cả Mỹ cho đến khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump quyết định rút lui.
Trong khi đó, Hiệp định RCEP được khởi động vào tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) theo sáng kiến của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm khuyến khích thương mại giữa các nước thành viên và 6 quốc gia đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - những quốc gia đều đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) độc lập với ASEAN.
RCEP được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới bởi bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô gần 25.000 tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/nhat-ban-australia-nhat-tri-thuc-day-cptpp-va-rcep/726935.vnp
Tại cuộc họp diễn ra ở Tokyo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama và Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Dan Tehan đã cam kết hợp tác chặt chẽ trong việc hỗ trợ tiến trình gia nhập CPTPP của Anh.
Các bộ trưởng khẳng định CPTPP và RCEP "đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế khu vực giai đoạn hậu dịch COVID-19." Bộ trưởng Kajiyama nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để tạo cơ hội thúc đẩy đối thoại chiến lược bao gồm cả các vấn đề thương mại và năng lượng."
CPTPP có hiệu lực từ năm 2019 nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại giữa 11 quốc gia đại diện cho gần 500 triệu người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tương tự bao gồm cả Mỹ cho đến khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump quyết định rút lui.
Trong khi đó, Hiệp định RCEP được khởi động vào tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) theo sáng kiến của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm khuyến khích thương mại giữa các nước thành viên và 6 quốc gia đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - những quốc gia đều đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) độc lập với ASEAN.
RCEP được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới bởi bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô gần 25.000 tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/nhat-ban-australia-nhat-tri-thuc-day-cptpp-va-rcep/726935.vnp
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Triển vọng thu hút FDI từ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...