Điều kiện miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA
Thứ ba, 13-7-2021AsemconnectVietnam - Điều kiện để miễn chứng từ là hàng hóa không được nhập khẩu theo hình thức thương mại, được khai báo đáp ứng quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BCT và không có nghi ngờ về tính xác thực của khai báo.
Điều kiện để miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân hoặc hành lý cá nhân của người đi du lịch được coi là hàng hóa có xuất xứ mà không yêu cầu phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Cùng với đó, hàng hóa này không được nhập khẩu theo hình thức thương mại, được khai báo đáp ứng quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BCT và không có nghi ngờ về tính xác thực của khai báo.
Trong trường hợp hàng hóa được gửi qua đường bưu điện, khai báo có thể được thực hiện trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc trên một văn bản đính kèm tờ khai hải quan.
Ngoài ra, hàng hóa là lô hàng nhập khẩu không thường xuyên, chỉ bao gồm các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân của người nhận hàng, người đi du lịch hoặc gia đình của người đó, không được coi là nhập khẩu theo hình thức thương mại nếu bản chất và số lượng sản phẩm có thể là bằng chứng cho thấy, không dùng trong mục đích thương mại.
Thông tư 11/2020/TT-BCT cũng chỉ ra rằng tổng giá trị hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân và lô hàng nhập khẩu không thường xuyên có tổng giá trị không vượt qua 500 euro đối với hàng kiện nhỏ hoặc 1.200 euro với hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Liên minh châu Âu (EU).
Tổng giá trị hàng hóa không vượt quá 200 USD đối với trường hợp kiện hàng nhỏ và hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch nhập cảnh vào Việt Nam thì được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, Thông tư 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hàng hóa có xuất xứ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA khi nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được phát hành theo quy định nêu từ Điều 20-23 của thông tư.
Mặt khác, chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của EU phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ. Hoặc, nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 euro.
Bên cạnh đó, có thể nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của EU và được thông báo với Việt Nam.
Cũng theo Bộ Công Thương, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và Điều 20-23 của Thông tư 11/2020/TT-BCT.
Hơn nữa, chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 11/2020/TT-BCT phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR; chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương. Đồng thời, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam có thông báo tới EU.
EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU; trong đó, cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Theo Bộ Công Thương, thực thi EVFTA sẽ tạo cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/dieu-kien-mien-chung-tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-trong-evfta/726092.vnp
Cùng với đó, hàng hóa này không được nhập khẩu theo hình thức thương mại, được khai báo đáp ứng quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BCT và không có nghi ngờ về tính xác thực của khai báo.
Trong trường hợp hàng hóa được gửi qua đường bưu điện, khai báo có thể được thực hiện trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc trên một văn bản đính kèm tờ khai hải quan.
Ngoài ra, hàng hóa là lô hàng nhập khẩu không thường xuyên, chỉ bao gồm các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân của người nhận hàng, người đi du lịch hoặc gia đình của người đó, không được coi là nhập khẩu theo hình thức thương mại nếu bản chất và số lượng sản phẩm có thể là bằng chứng cho thấy, không dùng trong mục đích thương mại.
Thông tư 11/2020/TT-BCT cũng chỉ ra rằng tổng giá trị hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân và lô hàng nhập khẩu không thường xuyên có tổng giá trị không vượt qua 500 euro đối với hàng kiện nhỏ hoặc 1.200 euro với hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Liên minh châu Âu (EU).
Tổng giá trị hàng hóa không vượt quá 200 USD đối với trường hợp kiện hàng nhỏ và hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch nhập cảnh vào Việt Nam thì được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, Thông tư 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hàng hóa có xuất xứ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA khi nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được phát hành theo quy định nêu từ Điều 20-23 của thông tư.
Mặt khác, chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của EU phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ. Hoặc, nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 euro.
Bên cạnh đó, có thể nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của EU và được thông báo với Việt Nam.
Cũng theo Bộ Công Thương, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và Điều 20-23 của Thông tư 11/2020/TT-BCT.
Hơn nữa, chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 11/2020/TT-BCT phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR; chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương. Đồng thời, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam có thông báo tới EU.
EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU; trong đó, cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Theo Bộ Công Thương, thực thi EVFTA sẽ tạo cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/dieu-kien-mien-chung-tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-trong-evfta/726092.vnp
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...