EU, Hàn Quốc nêu bật vai trò của ASEM trong việc tăng hợp tác Á-Âu
Thứ tư, 23-6-2021AsemconnectVietnam - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh ASEM với tư cách là một nền tảng hợp tác đã cho phép các nước giải quyết một số thách thức lớn của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Đối thoại chính sách cấp cao Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) đã diễn ra vào ngày 22/6 dưới sự chủ trì của Việt Nam.
Với chủ đề: “25 năm thành lập ASEM - Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Á-Âu trong một thế giới đang thay đổi," cuộc đối thoại được tổ chức hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội.
Đây là sáng kiến của Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996-2021) và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Diễn đàn trong năm 2021.
Phát biểu trực tuyến tại cuộc đối thoại, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nhấn mạnh tác động của đại dịch COVID-19 đang định hình chương trình nghị sự chính trị của ASEM trong nhiều năm tới.
Trong nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, EU ủng hộ chủ nghĩa đa phương về vaccine và tin rằng cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là cách tốt nhất để đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine của các nước đối tác có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực này.
EU là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho COVAX với hơn 3,2 tỷ euro (3,8 tỷ USD), cũng như đã xuất khẩu hơn 300 triệu liều vaccine cho 47 nước.
Cũng trong phát biểu của mình, ông Borrell nhấn mạnh trong hơn 25 năm qua, ASEM là đối tác toàn diện nhất giữa châu Á và châu Âu. Tập hợp 53 đối tác, ASEM với tư cách là một nền tảng hợp tác đã cho phép các nước giải quyết một số thách thức lớn của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng: từ kết nối, thương mại và đầu tư, biến đổi khí hậu đến các thách thức an ninh rộng lớn hơn như chống khủng bố, di cư, hàng hải và an ninh mạng.
Trong nhiều lĩnh vực, những diễn biến quốc tế gần đây càng làm tăng giá trị của ASEM như một khối xây dựng then chốt cho một hệ thống quốc tế mở, hợp tác và dựa trên luật lệ. Cả châu Âu và châu Á đã và vẫn luôn phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế. Do đó, EU sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác châu Á để đảm bảo kinh tế-xã hội toàn cầu sẽ phục hồi bền vững và toàn diện, đồng thời giảm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu và chống khủng hoảng khí hậu.
Ông nhấn mạnh đây sẽ là chủ đề trọng tâm của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM vào tháng 11 tới ở Campuchia. Ông nêu rõ: "Chúng ta cần xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn và xanh hơn, với sự phục hồi mang lại lợi ích cho tất cả mọi người."
Quan chức này cũng lưu ý tình hình bất ổn và căng thẳng đang ngày một gia tăng tại khu vực châu Á - vốn được xem là đại dịch cho tương lai.
Ông Borrell khẳng định EU sẽ tiếp tục là đối tác đáng tin cậy và có thể dự đoán được, cũng như cam kết giúp đảm bảo rằng trật tự khu vực, thương mại hàng hải và chuỗi cung ứng luôn tự do và cởi mở. Ông nhấn mạnh các nước phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Cũng trong ngày 22/6, Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã có phát biểu chúc mừng trực tiếp tại cuộc đối thoại, đánh giá ASEM đã tăng cường hợp tác và kết nối giữa hai châu lục Á-Âu kể từ khi ra đời năm 1996.
Ông cho rằng phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu là những lĩnh vực mà hai khu vực cần hợp tác chặt chẽ trong tương lai để ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Theo ông, để ứng phó với những thách thức này, hợp tác dựa trên chủ nghĩa đa phương là cần thiết và ASEM là một nền tảng mẫu mực để củng cố chủ nghĩa đa phương.
Ngoại trưởng Chung Eui-yong cũng cho biết với tư cách là thành viên sáng lập ASEM, Hàn Quốc đã đóng góp tích cực với việc đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ ba tại Seoul vào tháng 10/2000 và tài trợ 200.000 USD/năm cho Quỹ Á-Âu (ASEF).
Ông khẳng định Hàn Quốc sẽ nỗ lực cho sự phát triển của ASEM cũng như việc tăng cường hợp tác và kết nối giữa hai khu vực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/eu-han-quoc-neu-bat-vai-tro-cua-asem-trong-viec-tang-hop-tac-aau/721892.vnp
Với chủ đề: “25 năm thành lập ASEM - Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Á-Âu trong một thế giới đang thay đổi," cuộc đối thoại được tổ chức hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội.
Đây là sáng kiến của Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996-2021) và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Diễn đàn trong năm 2021.
Phát biểu trực tuyến tại cuộc đối thoại, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nhấn mạnh tác động của đại dịch COVID-19 đang định hình chương trình nghị sự chính trị của ASEM trong nhiều năm tới.
Trong nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, EU ủng hộ chủ nghĩa đa phương về vaccine và tin rằng cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là cách tốt nhất để đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine của các nước đối tác có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực này.
EU là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho COVAX với hơn 3,2 tỷ euro (3,8 tỷ USD), cũng như đã xuất khẩu hơn 300 triệu liều vaccine cho 47 nước.
Cũng trong phát biểu của mình, ông Borrell nhấn mạnh trong hơn 25 năm qua, ASEM là đối tác toàn diện nhất giữa châu Á và châu Âu. Tập hợp 53 đối tác, ASEM với tư cách là một nền tảng hợp tác đã cho phép các nước giải quyết một số thách thức lớn của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng: từ kết nối, thương mại và đầu tư, biến đổi khí hậu đến các thách thức an ninh rộng lớn hơn như chống khủng bố, di cư, hàng hải và an ninh mạng.
Trong nhiều lĩnh vực, những diễn biến quốc tế gần đây càng làm tăng giá trị của ASEM như một khối xây dựng then chốt cho một hệ thống quốc tế mở, hợp tác và dựa trên luật lệ. Cả châu Âu và châu Á đã và vẫn luôn phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế. Do đó, EU sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác châu Á để đảm bảo kinh tế-xã hội toàn cầu sẽ phục hồi bền vững và toàn diện, đồng thời giảm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu và chống khủng hoảng khí hậu.
Ông nhấn mạnh đây sẽ là chủ đề trọng tâm của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM vào tháng 11 tới ở Campuchia. Ông nêu rõ: "Chúng ta cần xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn và xanh hơn, với sự phục hồi mang lại lợi ích cho tất cả mọi người."
Quan chức này cũng lưu ý tình hình bất ổn và căng thẳng đang ngày một gia tăng tại khu vực châu Á - vốn được xem là đại dịch cho tương lai.
Ông Borrell khẳng định EU sẽ tiếp tục là đối tác đáng tin cậy và có thể dự đoán được, cũng như cam kết giúp đảm bảo rằng trật tự khu vực, thương mại hàng hải và chuỗi cung ứng luôn tự do và cởi mở. Ông nhấn mạnh các nước phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Cũng trong ngày 22/6, Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã có phát biểu chúc mừng trực tiếp tại cuộc đối thoại, đánh giá ASEM đã tăng cường hợp tác và kết nối giữa hai châu lục Á-Âu kể từ khi ra đời năm 1996.
Ông cho rằng phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu là những lĩnh vực mà hai khu vực cần hợp tác chặt chẽ trong tương lai để ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Theo ông, để ứng phó với những thách thức này, hợp tác dựa trên chủ nghĩa đa phương là cần thiết và ASEM là một nền tảng mẫu mực để củng cố chủ nghĩa đa phương.
Ngoại trưởng Chung Eui-yong cũng cho biết với tư cách là thành viên sáng lập ASEM, Hàn Quốc đã đóng góp tích cực với việc đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ ba tại Seoul vào tháng 10/2000 và tài trợ 200.000 USD/năm cho Quỹ Á-Âu (ASEF).
Ông khẳng định Hàn Quốc sẽ nỗ lực cho sự phát triển của ASEM cũng như việc tăng cường hợp tác và kết nối giữa hai khu vực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/eu-han-quoc-neu-bat-vai-tro-cua-asem-trong-viec-tang-hop-tac-aau/721892.vnp
Việt Nam - Thành viên tích cực nhất của ASEM
Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 13 ưu tiên cam kết tăng cường chủ nghĩa đa phương trong phục hồi kinh tế
ASEM: Động lực quan trọng của tăng trưởng, liên kết kinh tế toàn cầu
Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu trong một thế giới đang thay đổi
25 năm ASEM: Việt Nam - Thành viên tích cực nhất, thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác mới
Đối thoại cấp cao ASEM về thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ
Campuchia chính thức thông báo hoãn Hội nghị ASEM 13
Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị ASEM 13 theo đúng kế hoạch
Hải quan ASEM tìm kiếm một phương thức quản lý mới trước CMCN 4.0
Hải quan ASEM-13: Nâng tầm hải quan Việt Nam
Khai mạc Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm Á-Âu
Thúc đẩy kinh tế số các nước ASEM dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
Nhìn lại thế giới 2018: Xu hướng tất yếu của liên kết Á- Âu
Việt Nam đề xuất gì khi đăng cai Hội nghị Tổng cục trưởng ASEM 13?
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...