Đối thoại EAEU-ASEAN tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg
Thứ sáu, 4-6-2021AsemconnectVietnam - Quan chức thuộc Ủy ban Kinh tế Á-Âu nhận định ASEAN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao đồng thời sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đem đến nhiều cơ hội phát triển mới.
Ngày 3/6, trong khuôn khổ ngày thứ hai của Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF 2021) đã diễn ra cuộc đối thoại kinh doanh giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và ASEAN.
Đây là cuộc đối thoại duy nhất tại SPIEF 2021 của hai khối khu vực và nó diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến dưới sự điều hành của ông Ivan Polyakov, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN.
Đánh giá về tiềm năng hợp tác giữa hai khối, ông Sergey Glazyev, Thành viên Hội đồng Bộ trưởng phụ trách Hội nhập và Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Á-Âu nhận định ASEAN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao đồng thời sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đem đến nhiều cơ hội phát triển mới. Chính vì thế ông đề nghị thiết lập khu vực ưu đãi thương mại giữa EAEU và ASEAN.
Phát biểu theo hình thức trực tuyến, Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi lưu ý năm 2021 là năm kỷ niệm 25 năm quan hệ Đối tác Đối thoại Nga-ASEAN.
Tổng thư ký Lim Jock Hoi cũng nêu một vài số liệu thương mại giữa ASEAN và EAEU như kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt gần 20 tỷ USD, đầu tư của EAEU vào ASEAN năm 2019 đạt 68,5 triệu USD.
Theo ông Lim Jock Hoi, hiên ASEAN coi trọng phục hồi bền vững hướng tới phát triển bền vững và văn minh vì thế ông bày tỏ tin tưởng số hóa và phát triển bền vững, cũng như tăng trưởng xanh là những khía cạnh bản lề có thể cho phép hai khối tăng cường hợp tác.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công thương Liên bang Nga, ông Alexey Gruzdev cho rằng hai bên cần đa dạng hóa thương mại để phát triển bền vững. Ông cũng đề xuất hai bên hợp tác trong các lĩnh vực chế tạo ôtô và máy bay theo phương thức toàn diện kết hợp với lắp ráp chế tạo tại chỗ.
Ông Gruzdev còn đề xuất hợp tác trong lĩnh vực y tế, mà vào thời điểm hiện nay là hợp tác liên quan đến vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga đồng thời ông đề cập đến hợp tác số về các hệ thống an toàn, vệ tinh và phân bón hóa học.
Trong khi đó, ông Alexey Kulapin, Tổng Giám đốc Cục Năng lượng Nga (REA) trực thuộc Bộ Năng lượng Nga đề xuất hợp tác trong lĩnh vực khí đốt vì Nga là nước khai thác và xuất khẩu khí đốt lớn trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm trong khi nhu cầu tăng trưởng xanh - không gây ô nhiễm môi trường, ngày càng lớn. Ông Kulapin cũng dự đoán thị trường khí đốt Đông Nam Á sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ và hai khối cần phải hợp tác trong bối cảnh thị trường năng lượng nhiều biến động.
Phát biểu trực tiếp tại diễn đàn, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Muhammad Lutfi khẳng định ASEAN là thị trường có tiềm năng rất lớn với 350 triệu dân và GDP đạt 3.300 tỷ USD đồng thời ASEAN muốn cùng với Nga đạt được những đột phát trong kinh doanh và thương mại.
SPIEF-2021 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Expoforum ngày 2/6 và kết thúc ngày 5/6. Chủ đề của diễn đàn lần này là “Trở lại cùng nhau. Thực tế kinh tế mới." Chương trình kinh doanh của Diễn đàn chia làm bốn chuyên đề gồm Đoàn kết nỗ lực phát triển; Mục tiêu phát triển quốc gia: từ mục tiêu đến kết quả; Công nghệ, mở rộng chân trời; Con người trong hiện thực mới. Ứng phó với thách thức toàn cầu.
Diễn đàn bao gồm hơn 130 cuộc thảo luận của các chuyên gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ trực tiếp tham dự Diễn đàn và phát biểu tại phiên họp toàn thể ngày 4/6. Quốc vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani và Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tham gia qua cầu truyền hình.
SPIEF 2021 tổ chức các cuộc đối thoại giữa đại diện các cộng đồng doanh nghiệp của châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Đức, Italy, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản với Nga. Qatar là quốc gia khách mời của SPIEF năm nay.
Tại Diễn đàn theo truyền thống sẽ công bố kết quả Xếp hạng quốc gia về môi trường đầu tư của các chủ thể LB Nga. Các đại biểu thảo luận về việc khởi động chu kỳ đầu tư mới do Chính phủ Nga phát triển năm 2021 cùng các hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia. SPIEF ra đời năm 1997, từ năm 2006 đến nay diễn đàn này được Tổng thống Liên bang Nga bảo trợ và tham gia./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doi-thoai-eaeuasean-tai-dien-dan-kinh-te-quoc-te-st-petersburg/717592.vnp
Đây là cuộc đối thoại duy nhất tại SPIEF 2021 của hai khối khu vực và nó diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến dưới sự điều hành của ông Ivan Polyakov, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN.
Đánh giá về tiềm năng hợp tác giữa hai khối, ông Sergey Glazyev, Thành viên Hội đồng Bộ trưởng phụ trách Hội nhập và Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Á-Âu nhận định ASEAN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao đồng thời sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đem đến nhiều cơ hội phát triển mới. Chính vì thế ông đề nghị thiết lập khu vực ưu đãi thương mại giữa EAEU và ASEAN.
Phát biểu theo hình thức trực tuyến, Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi lưu ý năm 2021 là năm kỷ niệm 25 năm quan hệ Đối tác Đối thoại Nga-ASEAN.
Tổng thư ký Lim Jock Hoi cũng nêu một vài số liệu thương mại giữa ASEAN và EAEU như kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt gần 20 tỷ USD, đầu tư của EAEU vào ASEAN năm 2019 đạt 68,5 triệu USD.
Theo ông Lim Jock Hoi, hiên ASEAN coi trọng phục hồi bền vững hướng tới phát triển bền vững và văn minh vì thế ông bày tỏ tin tưởng số hóa và phát triển bền vững, cũng như tăng trưởng xanh là những khía cạnh bản lề có thể cho phép hai khối tăng cường hợp tác.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công thương Liên bang Nga, ông Alexey Gruzdev cho rằng hai bên cần đa dạng hóa thương mại để phát triển bền vững. Ông cũng đề xuất hai bên hợp tác trong các lĩnh vực chế tạo ôtô và máy bay theo phương thức toàn diện kết hợp với lắp ráp chế tạo tại chỗ.
Ông Gruzdev còn đề xuất hợp tác trong lĩnh vực y tế, mà vào thời điểm hiện nay là hợp tác liên quan đến vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga đồng thời ông đề cập đến hợp tác số về các hệ thống an toàn, vệ tinh và phân bón hóa học.
Trong khi đó, ông Alexey Kulapin, Tổng Giám đốc Cục Năng lượng Nga (REA) trực thuộc Bộ Năng lượng Nga đề xuất hợp tác trong lĩnh vực khí đốt vì Nga là nước khai thác và xuất khẩu khí đốt lớn trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm trong khi nhu cầu tăng trưởng xanh - không gây ô nhiễm môi trường, ngày càng lớn. Ông Kulapin cũng dự đoán thị trường khí đốt Đông Nam Á sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ và hai khối cần phải hợp tác trong bối cảnh thị trường năng lượng nhiều biến động.
Phát biểu trực tiếp tại diễn đàn, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Muhammad Lutfi khẳng định ASEAN là thị trường có tiềm năng rất lớn với 350 triệu dân và GDP đạt 3.300 tỷ USD đồng thời ASEAN muốn cùng với Nga đạt được những đột phát trong kinh doanh và thương mại.
SPIEF-2021 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Expoforum ngày 2/6 và kết thúc ngày 5/6. Chủ đề của diễn đàn lần này là “Trở lại cùng nhau. Thực tế kinh tế mới." Chương trình kinh doanh của Diễn đàn chia làm bốn chuyên đề gồm Đoàn kết nỗ lực phát triển; Mục tiêu phát triển quốc gia: từ mục tiêu đến kết quả; Công nghệ, mở rộng chân trời; Con người trong hiện thực mới. Ứng phó với thách thức toàn cầu.
Diễn đàn bao gồm hơn 130 cuộc thảo luận của các chuyên gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ trực tiếp tham dự Diễn đàn và phát biểu tại phiên họp toàn thể ngày 4/6. Quốc vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani và Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tham gia qua cầu truyền hình.
SPIEF 2021 tổ chức các cuộc đối thoại giữa đại diện các cộng đồng doanh nghiệp của châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Đức, Italy, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản với Nga. Qatar là quốc gia khách mời của SPIEF năm nay.
Tại Diễn đàn theo truyền thống sẽ công bố kết quả Xếp hạng quốc gia về môi trường đầu tư của các chủ thể LB Nga. Các đại biểu thảo luận về việc khởi động chu kỳ đầu tư mới do Chính phủ Nga phát triển năm 2021 cùng các hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia. SPIEF ra đời năm 1997, từ năm 2006 đến nay diễn đàn này được Tổng thống Liên bang Nga bảo trợ và tham gia./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doi-thoai-eaeuasean-tai-dien-dan-kinh-te-quoc-te-st-petersburg/717592.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...