Giới chuyên gia khẳng định RCEP tạo động lực cho hợp tác khu vực
Thứ năm, 22-4-2021AsemconnectVietnam - Các chuyên gia nhận định RCEP mang tính bao trùm và phản ánh chủ nghĩa đa phương; việc ký kết RCEP cho thấy trọng tâm kinh tế toàn cầu được chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ra đời trong bối cảnh thế giới đang chìm trong tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và chống toàn cầu hóa, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được cho là tạo ra sự tin tưởng mới về toàn cầu hòa kinh tế.
Đây là khẳng định được giới chuyên gia đưa ra tại "Diễn đàn về RCEP: Triển vọng và tác động,” diễn ra ngày 19/4, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA).
Phát biểu tại diễn đàn, cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Long Vĩnh Đồ khẳng định việc ký kết RCEP mang đến một thông điệp cho châu Á và thế giới rằng toàn cầu hóa vẫn rất hứa hẹn, cũng như không thể ngăn cản được xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
Theo ông, việc ký kết RCEP cho thấy trọng tâm kinh tế toàn cầu được chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đồng quan điểm trên, ông Trịnh Vĩnh Niên,Viện trưởng Viện nghiên cứu cao cấp về toàn cầu và Trung Quốc đương đại thuộc Đại học Trung văn Hong Kong (Thâm Quyến) cho rằng RCEP là bước đầu tiên trong việc thể chế hóa kinh tế và thương mại ở châu Á và là kết quả tự nhiên của việc chuyển dịch trung tâm kinh tế thế giới sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì RCEP mang tính bao trùm và phản ánh chủ nghĩa đa phương.
Trong khi đó, bà Isabelle Durant, quyền Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, khẳng định các nền kinh tế Đông Á rất năng động và RCEP sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.
RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ, gồm 2,27 tỷ dân, tổng sản phẩm GDP là 26.000 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 5.200 tỷ USD.
Trung Quốc đã hoàn tất tiến trình thông qua RCEP vào ngày 15/4. Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022/.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/gioi-chuyen-gia-khang-dinh-rcep-tao-dong-luc-cho-hop-tac-khu-vuc/706902.vnp
Đây là khẳng định được giới chuyên gia đưa ra tại "Diễn đàn về RCEP: Triển vọng và tác động,” diễn ra ngày 19/4, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA).
Phát biểu tại diễn đàn, cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Long Vĩnh Đồ khẳng định việc ký kết RCEP mang đến một thông điệp cho châu Á và thế giới rằng toàn cầu hóa vẫn rất hứa hẹn, cũng như không thể ngăn cản được xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
Theo ông, việc ký kết RCEP cho thấy trọng tâm kinh tế toàn cầu được chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đồng quan điểm trên, ông Trịnh Vĩnh Niên,Viện trưởng Viện nghiên cứu cao cấp về toàn cầu và Trung Quốc đương đại thuộc Đại học Trung văn Hong Kong (Thâm Quyến) cho rằng RCEP là bước đầu tiên trong việc thể chế hóa kinh tế và thương mại ở châu Á và là kết quả tự nhiên của việc chuyển dịch trung tâm kinh tế thế giới sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì RCEP mang tính bao trùm và phản ánh chủ nghĩa đa phương.
Trong khi đó, bà Isabelle Durant, quyền Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, khẳng định các nền kinh tế Đông Á rất năng động và RCEP sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.
RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ, gồm 2,27 tỷ dân, tổng sản phẩm GDP là 26.000 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 5.200 tỷ USD.
Trung Quốc đã hoàn tất tiến trình thông qua RCEP vào ngày 15/4. Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022/.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/gioi-chuyen-gia-khang-dinh-rcep-tao-dong-luc-cho-hop-tac-khu-vuc/706902.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...