Quốc gia ASEAN đầu tiên hoàn tất phê chuẩn RCEP
Thứ hai, 12-4-2021AsemconnectVietnam - Ngày 9/4, Singapore đã trở thành quốc gia tham gia đầu tiên hoàn thành quy trình chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và lưu chiểu văn kiện phê chuẩn. Tất cả 10 thành viên ASEAN và các đối tác quan trọng là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã ký hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 vào tháng 11 năm ngoái.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing cho biết, trong một tuyên bố ngày 9/4 rằng việc nước này nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định RCEP báo hiệu cam kết mạnh mẽ trong việc tăng cường liên kết kinh tế và thương mại với các đối tác, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người dân.
Singapore kêu gọi các nước tham gia RCEP cũng nhanh chóng hoàn tất thủ tục phê chuẩn để thúc đẩy hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được ít nhất sáu nước thành viên ASEAN và ba nước ký kết ngoài ASEAN phê chuẩn và các văn kiện phê chuẩn đã được gửi tới Tổng thư ký ASEAN, người đã được chỉ định là cơ quan lưu chiểu cho hiệp định RCEP.Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu để hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Trước Singapore thì Trung Quốc và Thái Lan đã hoàn thành các quy trình phê chuẩn trong nước nhưng vẫn chưa gửi các văn kiện phê chuẩn của mình tới Tổng thư ký ASEAN. Vào tháng 2, Nội các Nhật Bản đã thông qua Dự luật phê chuẩn hiệp định thương mại này.
RCEP được xây dựng dựa trên các thỏa thuận thương mại hiện có giữa 15 quốc gia thành viên, cùng nhau chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu và một phần ba dân số thế giới. Hiệp định sẽ giúp giảm bớt các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường bảo vệ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ. RCEP sẽ loại bỏ thuế quan trung bình cho khoảng 92% hàng hóa, với khả năng tiếp cận thị trường ưu đãi bổ sung cho các sản phẩm cụ thể như nhựa và nhiên liệu khoáng tại một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo hiệp định, nhiều công ty sẽ có thể cung cấp dịch vụ trong khu vực, với giới hạn cổ phần nước ngoài được nâng lên cho ít nhất 50 phân ngành, bao gồm cả dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ viễn thông và dịch vụ tài chính. Một cách tiếp cận minh bạch hơn cũng sẽ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường chắc chắn hơn.
Các lợi ích khác của hiệp định thương mại bao gồm các thủ tục được đơn giản hóa để thông quan hàng hóa hiệu quả hơn, bao gồm cả việc giải phóng các chuyến hàng nhanh và hàng dễ hỏng trong vòng sáu giờ. Các doanh nghiệp cũng sẽ được bảo vệ khỏi các hoạt động chống cạnh tranh thông qua các chế độ luật cạnh tranh và hợp tác thực thi xuyên biên giới.
Với Singapore, hiệp định thương mại sẽ bổ sung cho mạng lưới các hiệp định thương mại tự do hiện có của nước này, mở rộng không gian kinh tế và thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore đã làm việc tích cực với các hiệp hội và phòng kinh doanh khác nhau để tổ chức các buổi tiếp cận cộng đồng và hội thảo trên web để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp địa phương hiểu rõ về hiệp định RCEP và cách họ có thể hưởng lợi từ hiệp định này khi hiệp định có hiệu lực.
Nguồn: congthuong.vn/quoc-gia-asean-dau-tien-hoan-tat-phe-chuan-rcep-155029.html
Singapore kêu gọi các nước tham gia RCEP cũng nhanh chóng hoàn tất thủ tục phê chuẩn để thúc đẩy hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được ít nhất sáu nước thành viên ASEAN và ba nước ký kết ngoài ASEAN phê chuẩn và các văn kiện phê chuẩn đã được gửi tới Tổng thư ký ASEAN, người đã được chỉ định là cơ quan lưu chiểu cho hiệp định RCEP.Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu để hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Trước Singapore thì Trung Quốc và Thái Lan đã hoàn thành các quy trình phê chuẩn trong nước nhưng vẫn chưa gửi các văn kiện phê chuẩn của mình tới Tổng thư ký ASEAN. Vào tháng 2, Nội các Nhật Bản đã thông qua Dự luật phê chuẩn hiệp định thương mại này.
RCEP được xây dựng dựa trên các thỏa thuận thương mại hiện có giữa 15 quốc gia thành viên, cùng nhau chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu và một phần ba dân số thế giới. Hiệp định sẽ giúp giảm bớt các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường bảo vệ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ. RCEP sẽ loại bỏ thuế quan trung bình cho khoảng 92% hàng hóa, với khả năng tiếp cận thị trường ưu đãi bổ sung cho các sản phẩm cụ thể như nhựa và nhiên liệu khoáng tại một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo hiệp định, nhiều công ty sẽ có thể cung cấp dịch vụ trong khu vực, với giới hạn cổ phần nước ngoài được nâng lên cho ít nhất 50 phân ngành, bao gồm cả dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ viễn thông và dịch vụ tài chính. Một cách tiếp cận minh bạch hơn cũng sẽ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường chắc chắn hơn.
Các lợi ích khác của hiệp định thương mại bao gồm các thủ tục được đơn giản hóa để thông quan hàng hóa hiệu quả hơn, bao gồm cả việc giải phóng các chuyến hàng nhanh và hàng dễ hỏng trong vòng sáu giờ. Các doanh nghiệp cũng sẽ được bảo vệ khỏi các hoạt động chống cạnh tranh thông qua các chế độ luật cạnh tranh và hợp tác thực thi xuyên biên giới.
Với Singapore, hiệp định thương mại sẽ bổ sung cho mạng lưới các hiệp định thương mại tự do hiện có của nước này, mở rộng không gian kinh tế và thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore đã làm việc tích cực với các hiệp hội và phòng kinh doanh khác nhau để tổ chức các buổi tiếp cận cộng đồng và hội thảo trên web để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp địa phương hiểu rõ về hiệp định RCEP và cách họ có thể hưởng lợi từ hiệp định này khi hiệp định có hiệu lực.
Nguồn: congthuong.vn/quoc-gia-asean-dau-tien-hoan-tat-phe-chuan-rcep-155029.html
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...