Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thứ hai, 29-3-2021AsemconnectVietnam - Nhằm thảo luận chuyên sâu về các chủ đề xung quanh các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam, ngày 26/3, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EUD) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam (EuroCham) tổ chức Hội nghị bàn tròn “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa với Hiệp định EVFTA”.
Hội thảo đã thu hút hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, cơ quan chính phủ, các quốc gia thành viên EU, các hiệp hội doanh nghiệp và đặc biệt là hơn 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Trong gần ba thập kỷ qua, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam đã phát triển theo cấp số nhân và trở thành yếu tố chính đóng góp vào nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Sự gia tăng về số lượng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về vốn của các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Các DNNVV tại Việt Nam cũng đóng góp đáng kể vào xuất khẩu ước tính 246,2 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa 253 tỷ USD vào năm 2019. Quá trình quốc tế hóa của các DNNVV Việt Nam, đặc biệt là thông qua thương mại quốc tế và liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng đã được hỗ trợ bởi các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị bàn tròn được tổ chức nhằm tăng cường hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách về EVFTA và đóng góp của hiệp định đối với khu vực DNNVV tại Việt Nam. Hội thảo tập trung bàn luận về thực trạng tăng trưởng, các cơ hội và thách thức của các DNNVV hiện nay, những đóng góp của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và các cách thức phát triển bền vững để thúc đẩy các DNNVV. Đặc biệt trong phiên thảo luận, các cơ hội và thách thức của DNNVV trong khuôn khổ EVFTA cũng được phân tích dưới các góc nhìn đa chiều đến từ Chính phủ, Phái đoàn EU tại Việt Nam, VINASME, VCCI và EuroCham.
Mở đầu diễn văn khai mạc, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam - nhấn mạnh rằng cần phải có cơ chế và công cụ giúp các DNNVV trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời, ông cũng tin rằng sự hỗ trợ và đầu tư của EU vào các quốc gia như Việt Nam là sáng suốt. EVFTA nên trao thêm nhiều cơ hội cho các DNNVV và các DNNVV nên sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất. Ông hy vọng thông qua hiệp định này sẽ cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam cho cả doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.
Cũng trong buổi khai mạc, ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cũng chia sẻ rằng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang khó khăn khi tham gia vào thuế giá trị khu vực và toàn cầu do năng lực cạnh tranh hạn chế. Trong đó có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất, doanh nghiệp còn nhỏ nên gặp vấn đề trong huy động nguồn lực, chưa có chiến lược đầu tư dài hạn và chưa dám mạo hiểm đầu tư phát triển. Thứ hai, các doanh nghiệp nước ta còn hạn chế trong việc hợp tác để trở thành những đối tác lâu dài hướng tới mục tiêu phát triển chung. Thứ ba, tầm nhìn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ngắn hạn, sự liên kết trong khu vực còn rời rạc làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Đây là bài toán Chính phủ luôn trăn trở, làm sao để tăng cường và thúc đẩy liên kết giữa khu vực FBI, doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Trước những cơ hội và thách thức EVFTA mang lại, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những kế hoạch cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho biết: DNNVV hiện nay chiếm gần 98% số lượng doanh nghiệp và đóng góp 40% GDP cả nước. Với sự đóng góp không nhỏ, DNNVV ngày càng có nhiều cơ hội phát triển khi có sự tham gia của các FTA hay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, hầu hết quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động thấp.
Đối với chủ đề “Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Phát triển bền vững”, ông Stephan Ulrich - Giám đốc Chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - đã trình bày ngắn gọn về những thách thức của DNNVV trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cũng như đề xuất các cách thức để khắc phục những vấn đề đó. Ông đã chỉ ra một số trở ngại chính mà người lao động đang phải đối mặt, bao gồm an toàn lao động, giới hạn thời gian làm thêm giờ, hợp đồng và an sinh xã hội, bất bình và tham vấn của người lao động. Để đạt được sự tuân thủ lao động và nâng cao chất lượng cho các DNNVV thì tăng cường thanh tra lao động, mở rộng an sinh xã hội mà không tạo gánh nặng cho các DNNVV, nâng cao nhận thức thông qua các tổ chức DNNVV và các chương trình hỗ trợ DNNVV được kỳ vọng là những cách thức cần tiến tới.
Hội thảo là sự kiện cuối cùng trong chuỗi ba sự kiện bàn tròn do Phái đoàn tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Thúc đẩy quan hệ đối tác EU - Việt Nam (EVPF). Thông qua ba sự kiện bàn tròn, các chủ đề nổi bật như: EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trên thế giới sau Covid-19; Kinh tế số và Chuyển đổi số tại Việt Nam; DNNVV và EVFTA đã được thảo luận toàn diện trên mọi khía cạnh.
Nguồn: congthuong.vn/hiep-dinh-evfta-co-hoi-va-thach-thuc-cho-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-154186.html
Trong gần ba thập kỷ qua, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam đã phát triển theo cấp số nhân và trở thành yếu tố chính đóng góp vào nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Sự gia tăng về số lượng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về vốn của các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Các DNNVV tại Việt Nam cũng đóng góp đáng kể vào xuất khẩu ước tính 246,2 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa 253 tỷ USD vào năm 2019. Quá trình quốc tế hóa của các DNNVV Việt Nam, đặc biệt là thông qua thương mại quốc tế và liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng đã được hỗ trợ bởi các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị bàn tròn được tổ chức nhằm tăng cường hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách về EVFTA và đóng góp của hiệp định đối với khu vực DNNVV tại Việt Nam. Hội thảo tập trung bàn luận về thực trạng tăng trưởng, các cơ hội và thách thức của các DNNVV hiện nay, những đóng góp của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và các cách thức phát triển bền vững để thúc đẩy các DNNVV. Đặc biệt trong phiên thảo luận, các cơ hội và thách thức của DNNVV trong khuôn khổ EVFTA cũng được phân tích dưới các góc nhìn đa chiều đến từ Chính phủ, Phái đoàn EU tại Việt Nam, VINASME, VCCI và EuroCham.
Mở đầu diễn văn khai mạc, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam - nhấn mạnh rằng cần phải có cơ chế và công cụ giúp các DNNVV trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời, ông cũng tin rằng sự hỗ trợ và đầu tư của EU vào các quốc gia như Việt Nam là sáng suốt. EVFTA nên trao thêm nhiều cơ hội cho các DNNVV và các DNNVV nên sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất. Ông hy vọng thông qua hiệp định này sẽ cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam cho cả doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.
Cũng trong buổi khai mạc, ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cũng chia sẻ rằng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang khó khăn khi tham gia vào thuế giá trị khu vực và toàn cầu do năng lực cạnh tranh hạn chế. Trong đó có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất, doanh nghiệp còn nhỏ nên gặp vấn đề trong huy động nguồn lực, chưa có chiến lược đầu tư dài hạn và chưa dám mạo hiểm đầu tư phát triển. Thứ hai, các doanh nghiệp nước ta còn hạn chế trong việc hợp tác để trở thành những đối tác lâu dài hướng tới mục tiêu phát triển chung. Thứ ba, tầm nhìn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ngắn hạn, sự liên kết trong khu vực còn rời rạc làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Đây là bài toán Chính phủ luôn trăn trở, làm sao để tăng cường và thúc đẩy liên kết giữa khu vực FBI, doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Trước những cơ hội và thách thức EVFTA mang lại, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những kế hoạch cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho biết: DNNVV hiện nay chiếm gần 98% số lượng doanh nghiệp và đóng góp 40% GDP cả nước. Với sự đóng góp không nhỏ, DNNVV ngày càng có nhiều cơ hội phát triển khi có sự tham gia của các FTA hay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, hầu hết quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động thấp.
Đối với chủ đề “Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Phát triển bền vững”, ông Stephan Ulrich - Giám đốc Chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - đã trình bày ngắn gọn về những thách thức của DNNVV trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cũng như đề xuất các cách thức để khắc phục những vấn đề đó. Ông đã chỉ ra một số trở ngại chính mà người lao động đang phải đối mặt, bao gồm an toàn lao động, giới hạn thời gian làm thêm giờ, hợp đồng và an sinh xã hội, bất bình và tham vấn của người lao động. Để đạt được sự tuân thủ lao động và nâng cao chất lượng cho các DNNVV thì tăng cường thanh tra lao động, mở rộng an sinh xã hội mà không tạo gánh nặng cho các DNNVV, nâng cao nhận thức thông qua các tổ chức DNNVV và các chương trình hỗ trợ DNNVV được kỳ vọng là những cách thức cần tiến tới.
Hội thảo là sự kiện cuối cùng trong chuỗi ba sự kiện bàn tròn do Phái đoàn tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Thúc đẩy quan hệ đối tác EU - Việt Nam (EVPF). Thông qua ba sự kiện bàn tròn, các chủ đề nổi bật như: EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trên thế giới sau Covid-19; Kinh tế số và Chuyển đổi số tại Việt Nam; DNNVV và EVFTA đã được thảo luận toàn diện trên mọi khía cạnh.
Nguồn: congthuong.vn/hiep-dinh-evfta-co-hoi-va-thach-thuc-cho-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-154186.html
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...