Chuyển đổi số: Khu vực ASEAN hướng đến sản xuất thông minh
Thứ năm, 18-3-2021AsemconnectVietnam - Dự báo, sản xuất thông minh sẽ tăng trưởng mạnh trong khu vực ASEAN từ năm 2025. Mức tăng năng suất lao động kép hằng năm được dự đoán là 2% giai đoiạn 2019-2024 và 2,3% giai đoạn 2025-2030.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số - Hướng đến sản xuất thông minh làm thay đổi cơ bản ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung, Việt Nam nói riêng.
Trên thế giới, các nước có nền sản xuất tiên tiến nhận thấy tầm quan trọng của sản xuất thông minh và đã tiên phong nghiên cứu và áp dụng sản xuất thông minh, trở thành động lực cho nền sản xuất và đến nay sản xuất thông minh trở thành xu thế tất yếu.
Thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN
Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất sáng kiến: "Xây dựng Lộ trình, giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia Đông Nam Á” (Sáng kiến ASEAN 2020 về sản xuất thông minh). Sáng kiến nhằm đề xuất lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong các nước ASEAN.
Bà Vũ Thị Tú Quyên (Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đã khảo sát về phương pháp sản xuất thông minh tại 10 nước ASEAN tại 93 doanh nghiệp theo Bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi số và sản xuất thông minh tại địa chỉ http://vipa.vnpi.vn” do Viện Năng suất Việt Nam xây dựng.
Những kết quả đánh giá từ các doanh nghiệp cùng với các đánh giá khách quan trong quá trình tổng hợp các nghiên cứu về sản xuất thông minh góp phần đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN.
Kết quả đánh giá cho thấy tầm quan trọng của giải pháp sản xuất thông minh đối với nền sản xuất ASEAN trong dòng chảy sản xuất thông minh của thế giới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chỉ ra rằng việc thúc đẩy sản xuất kỹ thuật số phát triển bằng cách tăng số hóa và sự kết nối với nhau giữa các sản phẩm, chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng GDP hàng năm.
Theo báo cáo, các ngành sản xuất chỉ tăng trưởng năng suất lao động ở mức khoảng 0,7% hằng năm cho thấy điều quan trọng đối với việc tăng năng suất lao động là thúc đẩy sản xuất bằng cách kết nối máy móc, dữ liệu và chuỗi giá trị, hướng tới chuyển đổi số, sản suất thông minh. Sản xuất thông minh là yếu tố then chốt của năng suất lao động.
Dự báo, sản xuất thông minh sẽ tăng trưởng mạnh trong khu vực ASEAN từ năm 2025 do hầu hết các nhà sản xuất sẽ tận dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.
Mức tăng năng suất lao động kép hằng năm được dự đoán là 2% từ năm 2019 đến năm 2024 và 2,3% từ năm 2025 đến năm 2030.
Bà Vũ Thị Tú Quyên nhấn mạnh: Hiện nay, các nước ASEAN đã và đang có những bước đi khác nhau trong tiếp cận và thúc đẩy sản xuất thông minh, điều này khẳng định sáng kiến của Việt Nam trong xây dựng Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN trở nên cần thiết và mang tính thực tiễn hơn bao giờ hết.
Hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất thông minh
Việt Nam đã xây dựng tầm nhìn, chỉ thị về sản xuất thông minh thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, trong đó thúc đẩy việc áp dụng sản xuất thông minh trong các doanh nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018 về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 đến năm 2025."
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chương trình Make in Vietnam (Sản xuất tại Việt Nam) với mục đích đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy mạnh ngành công nghiệp ICT trong nước.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank (Vietcombank một ví dụ điển hình về chuyển đổi số), nhấn mạnh trong chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Vietcombank định hướng trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam, quy mô lợi nhuận sẽ đạt 3 tỉ USD, nằm trong tốp 50 ngân hàng lớn nhất châu Á và nằm trong 200 tập đoàn tài chính-ngân hàng lớn nhất thế giới.
Theo đó, Vietcombank sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học-công nghệ là then chốt; tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ.
Trong báo cáo Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN, nhiều quốc gia đã có những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất thông minh nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh và sâu rộng, tạo đà bứt phá cho nền kinh tế.
Báo cáo cũng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực như thúc đẩy nhận thức của các bên liên quan đặc biệt là các doanh nghiệp trong ASEAN về sản xuất thông minh; Phát triển các chương trình nghiên cứu và triển khai, thí điểm về sản xuất thông minh; Hài hòa tiêu chuẩn về sản xuất thông minh trong khu vực và tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất thông minh; Tăng cường hợp tác và xây dựng năng lực trong ASEAN, hợp tác với các đối tác ASEAN trong triển khai khung lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh; Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất thông minh ở cấp quốc gia và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ASEAN, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất thông minh và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất thông minh.
Trong thời gian tới, các nước ASEAN sẽ triển khai Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN. Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đối tác và các Ủy ban liên quan của ASEAN thực hiện.
Với vai trò là Chủ tịch ACCSQ, Việt Nam có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN thực thi có hiệu quả Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN, đóng góp vào hội nhập khu vực và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thông minh để các doanh nghiệp phát triển bền vững./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/chuyen-doi-so-khu-vuc-asean-huong-den-san-xuat-thong-minh/699939.vnp
Trên thế giới, các nước có nền sản xuất tiên tiến nhận thấy tầm quan trọng của sản xuất thông minh và đã tiên phong nghiên cứu và áp dụng sản xuất thông minh, trở thành động lực cho nền sản xuất và đến nay sản xuất thông minh trở thành xu thế tất yếu.
Thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN
Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất sáng kiến: "Xây dựng Lộ trình, giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia Đông Nam Á” (Sáng kiến ASEAN 2020 về sản xuất thông minh). Sáng kiến nhằm đề xuất lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong các nước ASEAN.
Bà Vũ Thị Tú Quyên (Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đã khảo sát về phương pháp sản xuất thông minh tại 10 nước ASEAN tại 93 doanh nghiệp theo Bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi số và sản xuất thông minh tại địa chỉ http://vipa.vnpi.vn” do Viện Năng suất Việt Nam xây dựng.
Những kết quả đánh giá từ các doanh nghiệp cùng với các đánh giá khách quan trong quá trình tổng hợp các nghiên cứu về sản xuất thông minh góp phần đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN.
Kết quả đánh giá cho thấy tầm quan trọng của giải pháp sản xuất thông minh đối với nền sản xuất ASEAN trong dòng chảy sản xuất thông minh của thế giới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chỉ ra rằng việc thúc đẩy sản xuất kỹ thuật số phát triển bằng cách tăng số hóa và sự kết nối với nhau giữa các sản phẩm, chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng GDP hàng năm.
Theo báo cáo, các ngành sản xuất chỉ tăng trưởng năng suất lao động ở mức khoảng 0,7% hằng năm cho thấy điều quan trọng đối với việc tăng năng suất lao động là thúc đẩy sản xuất bằng cách kết nối máy móc, dữ liệu và chuỗi giá trị, hướng tới chuyển đổi số, sản suất thông minh. Sản xuất thông minh là yếu tố then chốt của năng suất lao động.
Dự báo, sản xuất thông minh sẽ tăng trưởng mạnh trong khu vực ASEAN từ năm 2025 do hầu hết các nhà sản xuất sẽ tận dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.
Mức tăng năng suất lao động kép hằng năm được dự đoán là 2% từ năm 2019 đến năm 2024 và 2,3% từ năm 2025 đến năm 2030.
Bà Vũ Thị Tú Quyên nhấn mạnh: Hiện nay, các nước ASEAN đã và đang có những bước đi khác nhau trong tiếp cận và thúc đẩy sản xuất thông minh, điều này khẳng định sáng kiến của Việt Nam trong xây dựng Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN trở nên cần thiết và mang tính thực tiễn hơn bao giờ hết.
Hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất thông minh
Việt Nam đã xây dựng tầm nhìn, chỉ thị về sản xuất thông minh thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, trong đó thúc đẩy việc áp dụng sản xuất thông minh trong các doanh nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018 về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 đến năm 2025."
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chương trình Make in Vietnam (Sản xuất tại Việt Nam) với mục đích đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy mạnh ngành công nghiệp ICT trong nước.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank (Vietcombank một ví dụ điển hình về chuyển đổi số), nhấn mạnh trong chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Vietcombank định hướng trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam, quy mô lợi nhuận sẽ đạt 3 tỉ USD, nằm trong tốp 50 ngân hàng lớn nhất châu Á và nằm trong 200 tập đoàn tài chính-ngân hàng lớn nhất thế giới.
Theo đó, Vietcombank sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học-công nghệ là then chốt; tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ.
Trong báo cáo Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN, nhiều quốc gia đã có những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất thông minh nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh và sâu rộng, tạo đà bứt phá cho nền kinh tế.
Báo cáo cũng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực như thúc đẩy nhận thức của các bên liên quan đặc biệt là các doanh nghiệp trong ASEAN về sản xuất thông minh; Phát triển các chương trình nghiên cứu và triển khai, thí điểm về sản xuất thông minh; Hài hòa tiêu chuẩn về sản xuất thông minh trong khu vực và tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất thông minh; Tăng cường hợp tác và xây dựng năng lực trong ASEAN, hợp tác với các đối tác ASEAN trong triển khai khung lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh; Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất thông minh ở cấp quốc gia và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ASEAN, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất thông minh và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất thông minh.
Trong thời gian tới, các nước ASEAN sẽ triển khai Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN. Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đối tác và các Ủy ban liên quan của ASEAN thực hiện.
Với vai trò là Chủ tịch ACCSQ, Việt Nam có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN thực thi có hiệu quả Lộ trình và giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN, đóng góp vào hội nhập khu vực và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thông minh để các doanh nghiệp phát triển bền vững./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/chuyen-doi-so-khu-vuc-asean-huong-den-san-xuat-thong-minh/699939.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...