Chính phủ Nhật Bản thông qua dự luật phê chuẩn RCEP
Thứ tư, 24-2-2021AsemconnectVietnam - Ngày 24/2, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà nước này đã ký với 14 nước châu Á-Thái Bình Dương khác cuối năm ngoái.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/2, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà nước này đã ký với 14 nước châu Á-Thái Bình Dương khác cuối năm ngoái.
Dự kiến, văn bản sẽ được đệ trình lên quốc hội để thông qua ngay trong kỳ họp hiện nay.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama nhấn mạnh RCEP, với các nước tham gia chiếm 30% kim ngạch thương mại và dân số toàn cầu, sẽ là “nền tàng cho hoạt động thương mại ở châu Á.”
Ông bày tỏ hy vọng Quốc hội Nhật Bản sẽ sớm thông qua dự luật này để “thiết lập trật tự kinh tế mong muốn trong khu vực” thông qua việc thực hiện RCEP.
Được ký vào tháng 11 năm ngoái, RCEP sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên của Nhật Bản có cả Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này - và Hàn Quốc - đối tác thương mại lớn thứ ba - tham gia cùng nhiều nước khác, trong khi các cuộc thương lượng về hiệp định thương mại ba bên giữa các nước này vẫn chưa ngã ngũ.
Cùng với ba nước Đông Bắc Á, 12 nước khác tham gia ký kết RCEP gồm Australia, New Zealand và 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
RCEP sẽ giúp loại bỏ 91% thuế hàng hóa và hình thành các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.
Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và nâng cao hiệu quả của các chuỗi cung ứng đó cho doanh nghiệp.
Theo quy định, hiệp định này sẽ có hiệu lực sau khi được ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước khác phê chuẩn.
Cùng với RCEP, các nước tham gia còn ký kết thỏa thuận đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho Ấn Độ quay trở lại mặc dù New Delhi rút khỏi tiến trình đàm phán về RCEP từ tháng 11/2019.
Ấn Độ sẽ không bị áp dụng quy tắc cấm kết nạp thêm thành viên mới trong 18 tháng sau khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/chinh-phu-nhat-ban-thong-qua-du-luat-phe-chuan-rcep/696445.vnp
Dự kiến, văn bản sẽ được đệ trình lên quốc hội để thông qua ngay trong kỳ họp hiện nay.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama nhấn mạnh RCEP, với các nước tham gia chiếm 30% kim ngạch thương mại và dân số toàn cầu, sẽ là “nền tàng cho hoạt động thương mại ở châu Á.”
Ông bày tỏ hy vọng Quốc hội Nhật Bản sẽ sớm thông qua dự luật này để “thiết lập trật tự kinh tế mong muốn trong khu vực” thông qua việc thực hiện RCEP.
Được ký vào tháng 11 năm ngoái, RCEP sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên của Nhật Bản có cả Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này - và Hàn Quốc - đối tác thương mại lớn thứ ba - tham gia cùng nhiều nước khác, trong khi các cuộc thương lượng về hiệp định thương mại ba bên giữa các nước này vẫn chưa ngã ngũ.
Cùng với ba nước Đông Bắc Á, 12 nước khác tham gia ký kết RCEP gồm Australia, New Zealand và 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
RCEP sẽ giúp loại bỏ 91% thuế hàng hóa và hình thành các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.
Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và nâng cao hiệu quả của các chuỗi cung ứng đó cho doanh nghiệp.
Theo quy định, hiệp định này sẽ có hiệu lực sau khi được ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước khác phê chuẩn.
Cùng với RCEP, các nước tham gia còn ký kết thỏa thuận đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho Ấn Độ quay trở lại mặc dù New Delhi rút khỏi tiến trình đàm phán về RCEP từ tháng 11/2019.
Ấn Độ sẽ không bị áp dụng quy tắc cấm kết nạp thêm thành viên mới trong 18 tháng sau khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/chinh-phu-nhat-ban-thong-qua-du-luat-phe-chuan-rcep/696445.vnp
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...