Thái Lan chuẩn bị cho tiến trình phê chuẩn hiệp định RCEP
Thứ ba, 9-2-2021AsemconnectVietnam - RCEP sẽ giúp Thái Lan nâng cấp khu vực công nghiệp trong nước, bao gồm thực phẩm và nông nghiệp, thiết bị điện, nhựa, phụ tùng ôtô, hàng may mặc và xe máy.
Bộ Thương mại Thái Lan vào ngày 9/2 dự kiến sẽ đề xuất với Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một thỏa thuận thương mại tự do được 15 quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương ký kết tháng 11/2020.
RCEP sẽ có hiệu lực thi hành nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất sáu quốc gia ASEAN và bốn quốc gia không phải ASEAN) phê chuẩn hiệp ước.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Sansern Samalapa cho biết Bộ Thương mại hy vọng RCEP sẽ được Quốc hội Thái Lan thông qua. Sau khi Quốc hội phê chuẩn RCEP, Thái Lan sẽ chuyển sang cải thiện luật pháp trong nước để phù hợp với hiệp định.
Truyền thông sở tại ngày 8/2 dẫn lời ông Sansern nhận xét Hiệp định RCEP dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay và sẽ hỗ trợ thương mại và đầu tư mở, toàn diện và có quy định. Hiệp định sẽ tăng cường và duy trì kết nối với sản xuất của khu vực và chuỗi cung ứng.
Theo Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại Auramon Supthaweethum, Thái Lan cần sửa đổi nhiều luật và quy định trong nước để tuân thủ hiệp ước, đặc biệt là những quy định về bản quyền, hải quan và các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ.
Bà Auramon cho rằng RCEP sẽ giúp Thái Lan nâng cấp khu vực công nghiệp trong nước, bao gồm thực phẩm và nông nghiệp, thiết bị điện, nhựa, phụ tùng ôtô, hàng may mặc và xe máy.
Bà Auramon cho biết việc mở rộng thương mại dịch vụ rất được mong đợi, đặc biệt là đối với lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệp y tế, hoạt hình, phim và giải trí, cũng như bán lẻ.
Quan chức này cảnh báo khu vực tư nhân của Thái Lan cần chuẩn bị cho hiệp định mới, đặc biệt về ba vấn đề quan trọng là xúc tiến thương mại, bảo hộ đầu tư, và các vấn đề mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và cạnh tranh thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như mua sắm của Chính phủ.
Hiệp định RCEP có 20 chương, bao gồm các điều khoản về thương mại hàng hóa, các quy tắc xuất xứ, các thủ tục hải quan, những biện pháp vệ sinh, thương mại điện tử, kinh doanh nhỏ, mua sắm chính phủ và giải quyết tranh chấp.
Vào năm 2019, dân số của các nước ký kết RCEP là gần 3,6 tỷ người, tương đương hơn 48% tổng dân số thế giới. Tổng GDP của các thành viên RCEP trị giá hơn 28.500 tỷ USD, chiếm gần 33% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Thương mại giữa các thành viên đạt 11.200 tỷ USD, chiếm hơn 29% thương mại thế giới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thai-lan-chuan-bi-cho-tien-trinh-phe-chuan-hiep-dinh-rcep/694230.vnp
RCEP sẽ có hiệu lực thi hành nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất sáu quốc gia ASEAN và bốn quốc gia không phải ASEAN) phê chuẩn hiệp ước.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Sansern Samalapa cho biết Bộ Thương mại hy vọng RCEP sẽ được Quốc hội Thái Lan thông qua. Sau khi Quốc hội phê chuẩn RCEP, Thái Lan sẽ chuyển sang cải thiện luật pháp trong nước để phù hợp với hiệp định.
Truyền thông sở tại ngày 8/2 dẫn lời ông Sansern nhận xét Hiệp định RCEP dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay và sẽ hỗ trợ thương mại và đầu tư mở, toàn diện và có quy định. Hiệp định sẽ tăng cường và duy trì kết nối với sản xuất của khu vực và chuỗi cung ứng.
Theo Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại Auramon Supthaweethum, Thái Lan cần sửa đổi nhiều luật và quy định trong nước để tuân thủ hiệp ước, đặc biệt là những quy định về bản quyền, hải quan và các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ.
Bà Auramon cho rằng RCEP sẽ giúp Thái Lan nâng cấp khu vực công nghiệp trong nước, bao gồm thực phẩm và nông nghiệp, thiết bị điện, nhựa, phụ tùng ôtô, hàng may mặc và xe máy.
Bà Auramon cho biết việc mở rộng thương mại dịch vụ rất được mong đợi, đặc biệt là đối với lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệp y tế, hoạt hình, phim và giải trí, cũng như bán lẻ.
Quan chức này cảnh báo khu vực tư nhân của Thái Lan cần chuẩn bị cho hiệp định mới, đặc biệt về ba vấn đề quan trọng là xúc tiến thương mại, bảo hộ đầu tư, và các vấn đề mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và cạnh tranh thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như mua sắm của Chính phủ.
Hiệp định RCEP có 20 chương, bao gồm các điều khoản về thương mại hàng hóa, các quy tắc xuất xứ, các thủ tục hải quan, những biện pháp vệ sinh, thương mại điện tử, kinh doanh nhỏ, mua sắm chính phủ và giải quyết tranh chấp.
Vào năm 2019, dân số của các nước ký kết RCEP là gần 3,6 tỷ người, tương đương hơn 48% tổng dân số thế giới. Tổng GDP của các thành viên RCEP trị giá hơn 28.500 tỷ USD, chiếm gần 33% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Thương mại giữa các thành viên đạt 11.200 tỷ USD, chiếm hơn 29% thương mại thế giới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thai-lan-chuan-bi-cho-tien-trinh-phe-chuan-hiep-dinh-rcep/694230.vnp
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...