Các nước thông qua Kế hoạch Tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025
Thứ hai, 25-1-2021AsemconnectVietnam - Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin khẳng định ASEAN cần những dự luật mới để đối phó với mối đe dọa xuyên biên giới nhằm phát triển khu vực thành khối kinh tế kỹ thuật số.
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, ngày 22/1, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ nhất (ADGMIN1) đã bế mạc sau hai ngày họp và thông qua Kế hoạch Tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 (ADM2025).
Văn bản này nhằm hướng dẫn sự hợp tác kỹ thuật số cho các nước thành viên trong giai đoạn 2021-2025 trong việc thực thi kế hoạch đưa ASEAN trở thành cộng đồng kỹ thuật số và khối kinh tế kỹ thuật số hàng đầu với sự hỗ trợ của các dịch vụ chuyển đổi số, công nghệ và hệ sinh thái và đảm bảo an ninh mạng để thúc đẩy không gian kỹ thuật số đáng tin cậy.
ADM2025 đã vạch ra 8 nội dung chính, gồm Ưu tiên đẩy mạnh sự phục hồi của các nước thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19; Tăng cường chất lượng và độ bao phủ của hạ tầng băng thông rộng cố định và di động; Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số đáng tin cậy và ngăn chặn thiệt hại đến người tiêu dùng; Thiết lập thị trường cạnh tranh và ổn định cho việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật số; Tăng cường chất lượng và sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử; Dịch vụ kỹ thuật số kết nối doanh nghiệp và thiết lập cơ sở hạ tầng cho thương mại xuyên biên giới; Nâng cao khả năng cho doanh nghiệp và người dân tham gia nền kinh tế kỹ thuật số và một xã hội kỹ thuật số hài hòa trong ASEAN.
Hội nghị lần này cũng đã thông qua Tuyên bố Putrajaya “ASEAN: Một cộng đồng kết nối kỹ thuật số,” đồng thời nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị ADGMIN lần thứ hai và các cuộc họp với các đối tác đối thoại và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tại Myanmar vào cuối năm nay.
Trước đó, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin khẳng định ASEAN cần những dự luật mới để đối phó với mối đe dọa xuyên biên giới nhằm phát triển khu vực thành khối kinh tế kỹ thuật số.
Ông cho rằng theo luật hiện hành, có nhiều lĩnh vực cần phải xem xét lại để phù hợp với những thách thức và công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh không gian mạng. Theo đó, ASEAN phải chú ý đến mối đe dọa an ninh mạng đang thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, bao gồm cả vấn đề an ninh quốc gia. Việc đe dọa an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp và mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi ở các nước một sự tiếp cận phối hợp và tích hợp ở tầm khu vực.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin đồng thời nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng do đại dịch COVID-19 toàn cầu đã đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế số tại Malaysia. Trong bối cảnh đó, chính phủ xác nhận kinh tế số là một trong những lĩnh vực tăng trưởng kinh tế quan trọng.
Ông lưu ý rằng đại dịch đã buộc ASEAN phải hướng đến việc số hóa, đồng thời nó đã trao cho các quốc gia thành viên một động lực bất ngờ để tiến nhanh hơn trên con đường này./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-thong-qua-ke-hoach-tong-the-ky-thuat-so-asean-2025/691073.vnp
Văn bản này nhằm hướng dẫn sự hợp tác kỹ thuật số cho các nước thành viên trong giai đoạn 2021-2025 trong việc thực thi kế hoạch đưa ASEAN trở thành cộng đồng kỹ thuật số và khối kinh tế kỹ thuật số hàng đầu với sự hỗ trợ của các dịch vụ chuyển đổi số, công nghệ và hệ sinh thái và đảm bảo an ninh mạng để thúc đẩy không gian kỹ thuật số đáng tin cậy.
ADM2025 đã vạch ra 8 nội dung chính, gồm Ưu tiên đẩy mạnh sự phục hồi của các nước thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19; Tăng cường chất lượng và độ bao phủ của hạ tầng băng thông rộng cố định và di động; Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số đáng tin cậy và ngăn chặn thiệt hại đến người tiêu dùng; Thiết lập thị trường cạnh tranh và ổn định cho việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật số; Tăng cường chất lượng và sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử; Dịch vụ kỹ thuật số kết nối doanh nghiệp và thiết lập cơ sở hạ tầng cho thương mại xuyên biên giới; Nâng cao khả năng cho doanh nghiệp và người dân tham gia nền kinh tế kỹ thuật số và một xã hội kỹ thuật số hài hòa trong ASEAN.
Hội nghị lần này cũng đã thông qua Tuyên bố Putrajaya “ASEAN: Một cộng đồng kết nối kỹ thuật số,” đồng thời nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị ADGMIN lần thứ hai và các cuộc họp với các đối tác đối thoại và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tại Myanmar vào cuối năm nay.
Trước đó, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin khẳng định ASEAN cần những dự luật mới để đối phó với mối đe dọa xuyên biên giới nhằm phát triển khu vực thành khối kinh tế kỹ thuật số.
Ông cho rằng theo luật hiện hành, có nhiều lĩnh vực cần phải xem xét lại để phù hợp với những thách thức và công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh không gian mạng. Theo đó, ASEAN phải chú ý đến mối đe dọa an ninh mạng đang thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, bao gồm cả vấn đề an ninh quốc gia. Việc đe dọa an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp và mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi ở các nước một sự tiếp cận phối hợp và tích hợp ở tầm khu vực.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin đồng thời nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng do đại dịch COVID-19 toàn cầu đã đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế số tại Malaysia. Trong bối cảnh đó, chính phủ xác nhận kinh tế số là một trong những lĩnh vực tăng trưởng kinh tế quan trọng.
Ông lưu ý rằng đại dịch đã buộc ASEAN phải hướng đến việc số hóa, đồng thời nó đã trao cho các quốc gia thành viên một động lực bất ngờ để tiến nhanh hơn trên con đường này./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-thong-qua-ke-hoach-tong-the-ky-thuat-so-asean-2025/691073.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...