EVFTA - Động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại Đức-Việt Nam
Thứ tư, 13-1-2021AsemconnectVietnam - Bộ trưởng Peter Altmaier cho rằng EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã tạo động lực quan trọng cho việc tăng cường quan hệ thương mại giữa Đức và Việt Nam.
Ngày 12/1, trang web của Bộ Kinh tế và năng lượng Liên bang Đức (BMWI) đã đăng tải thông tin về phiên họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Đức diễn ra cùng ngày theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng BMWI Peter Altmaier và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông tin được đăng tải cho biết mục đích của việc thành lập ủy ban trên là nhằm xác định các lĩnh vực có thể tăng cường hợp tác cũng như tháo gỡ những trở ngại cho các doanh nghiệp hai bên trong các hoạt động hợp tác ở hai nước.
Ngoài nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19, phiên họp đầu tiên của ủy ban hỗn hợp cũng tập trung thảo luận về các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, năng lượng và đào tạo nghề/tuyển dụng lao động lành nghề.
Theo Bộ trưởng Peter Altmaier, Việt Nam và Đức từ lâu đã gắn kết với nhau thông qua mối quan hệ đối tác sâu sắc và bền chặt và việc tiến hành phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban hỗn hợp là nỗ lực tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này.
Bộ trưởng cho rằng Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã tạo động lực quan trọng cho việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, việc trao đổi giữa hai nước và hai nền kinh tế lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì chỉ có thị trường mở và thương mại tự do mới có thể giúp vượt qua khủng hoảng cũng như thúc đẩy nền kinh tế hai nước.
Theo BMWI, sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp Đức trong việc tăng cường hợp tác với Việt Nam cũng được thể hiện qua thành phần tham dự phiên họp, gồm nhiều lãnh đạo hiệp hội và doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Hội Doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương (OAV), thành viên ban lãnh đạo tập đoàn Schaeffler, ông Andreas Schick; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của Đức và là Chủ tịch tập đoàn Siemens, ông Joe Kaeser. Số liệu của BMWI cho biết kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Đức và Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua và Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Cùng ngày, trang tin chuyên về tài chính finanzen.net của Đức cũng đăng tải thông tin về việc Đức và Việt Nam mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Theo bài viết, với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương, Đức và Việt Nam đã tiến hành phiên họp thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Bài viết cho rằng EVFTA sẽ giúp tăng khối lượng thương mại song phương cũng như sự hiện diện của các công ty Đức, hiện ở mức trên 350 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/evfta-dong-luc-quan-trong-thuc-day-quan-he-thuong-mai-ducviet-nam/689301.vnp
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông tin được đăng tải cho biết mục đích của việc thành lập ủy ban trên là nhằm xác định các lĩnh vực có thể tăng cường hợp tác cũng như tháo gỡ những trở ngại cho các doanh nghiệp hai bên trong các hoạt động hợp tác ở hai nước.
Ngoài nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19, phiên họp đầu tiên của ủy ban hỗn hợp cũng tập trung thảo luận về các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, năng lượng và đào tạo nghề/tuyển dụng lao động lành nghề.
Theo Bộ trưởng Peter Altmaier, Việt Nam và Đức từ lâu đã gắn kết với nhau thông qua mối quan hệ đối tác sâu sắc và bền chặt và việc tiến hành phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban hỗn hợp là nỗ lực tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này.
Bộ trưởng cho rằng Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã tạo động lực quan trọng cho việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, việc trao đổi giữa hai nước và hai nền kinh tế lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì chỉ có thị trường mở và thương mại tự do mới có thể giúp vượt qua khủng hoảng cũng như thúc đẩy nền kinh tế hai nước.
Theo BMWI, sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp Đức trong việc tăng cường hợp tác với Việt Nam cũng được thể hiện qua thành phần tham dự phiên họp, gồm nhiều lãnh đạo hiệp hội và doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Hội Doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương (OAV), thành viên ban lãnh đạo tập đoàn Schaeffler, ông Andreas Schick; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của Đức và là Chủ tịch tập đoàn Siemens, ông Joe Kaeser. Số liệu của BMWI cho biết kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Đức và Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua và Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Cùng ngày, trang tin chuyên về tài chính finanzen.net của Đức cũng đăng tải thông tin về việc Đức và Việt Nam mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Theo bài viết, với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương, Đức và Việt Nam đã tiến hành phiên họp thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Bài viết cho rằng EVFTA sẽ giúp tăng khối lượng thương mại song phương cũng như sự hiện diện của các công ty Đức, hiện ở mức trên 350 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/evfta-dong-luc-quan-trong-thuc-day-quan-he-thuong-mai-ducviet-nam/689301.vnp
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...