Thủ tướng Canada Trudeau "xem xét cẩn thận" thỏa thuận RCEP
Thứ hai, 23-11-2020AsemconnectVietnam - Thủ tướng Trudeau cho rằng “Nếu thỏa thuận RCEP có thể thực sự bắt đầu tạo ra các sân chơi bình đẳng, thì đó sẽ là một điều rất, rất thú vị. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận."
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 20/11 đã cùng các nhà lãnh đạo ở hai bờ Thái Bình Dương ký một tuyên bố tập trung vào thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số - các "phương tiện" để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) - tuyên bố chung đầu tiên trong ba năm qua của khối này - tìm kiếm điểm chung về các vấn đề nan giải của thương mại tự do và mạng viễn thông.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Canada - Trung Quốc đang trong tình trạng căng thẳng và tranh chấp leo thang giữa Bắc Kinh với Washington.
Tại hội nghị cấp cao do Malaysia đăng cai nhưng được tổ chức trực tuyến vì đại dịch COVID-19, 21 nhà lãnh đạo APEC nhấn mạnh “hành động phối hợp” đối với đại dịch. Các bên cam kết thực hiện “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được.”
Tuyên bố Kuala Lumpur cũng nhấn mạnh “sự cải cách cần thiết” tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một tiến trình mà Canada đang dẫn dắt trong Nhóm Ottawa, gồm một số ít các thành viên của WTO. Tuyên bố đặt trọng tâm vào đổi mới kỹ thuật số, hướng tới một môi trường viễn thông “mở, dễ tiếp cận và an toàn” - nhân tố sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Hội nghị cấp cao năm nay diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc cùng với gần một chục quốc gia châu Á khác, cộng với Australia và New Zealand, ký kết hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) - nhưng không có sự góp mặt của Canada và Mỹ.
Phát biểu trong một sự kiện bên lề APEC hôm 19/11, Thủ tướng Trudeau cho rằng “Nếu thỏa thuận RCEP có thể thực sự bắt đầu tạo ra các sân chơi bình đẳng, thì đó sẽ là một điều rất, rất thú vị. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận"./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thu-tuong-canada-trudeau-xem-xet-can-than-thoa-thuan-rcep/678074.vnp
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) - tuyên bố chung đầu tiên trong ba năm qua của khối này - tìm kiếm điểm chung về các vấn đề nan giải của thương mại tự do và mạng viễn thông.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Canada - Trung Quốc đang trong tình trạng căng thẳng và tranh chấp leo thang giữa Bắc Kinh với Washington.
Tại hội nghị cấp cao do Malaysia đăng cai nhưng được tổ chức trực tuyến vì đại dịch COVID-19, 21 nhà lãnh đạo APEC nhấn mạnh “hành động phối hợp” đối với đại dịch. Các bên cam kết thực hiện “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được.”
Tuyên bố Kuala Lumpur cũng nhấn mạnh “sự cải cách cần thiết” tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một tiến trình mà Canada đang dẫn dắt trong Nhóm Ottawa, gồm một số ít các thành viên của WTO. Tuyên bố đặt trọng tâm vào đổi mới kỹ thuật số, hướng tới một môi trường viễn thông “mở, dễ tiếp cận và an toàn” - nhân tố sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Hội nghị cấp cao năm nay diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc cùng với gần một chục quốc gia châu Á khác, cộng với Australia và New Zealand, ký kết hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) - nhưng không có sự góp mặt của Canada và Mỹ.
Phát biểu trong một sự kiện bên lề APEC hôm 19/11, Thủ tướng Trudeau cho rằng “Nếu thỏa thuận RCEP có thể thực sự bắt đầu tạo ra các sân chơi bình đẳng, thì đó sẽ là một điều rất, rất thú vị. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận"./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thu-tuong-canada-trudeau-xem-xet-can-than-thoa-thuan-rcep/678074.vnp
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...