'ASEAN hoàn thành mọi kế hoạch đề ra dưới sự lãnh đạo của Việt Nam'
Thứ năm, 12-11-2020AsemconnectVietnam - Trong cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongphan Savanphet đã chúc mừng thành công cũng như những kết quả mà Việt Nam đạt được trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
Trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11, phóng viên TTXVN tại Vientiane đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM Lào Thongphan Savanphet về những nội dung dự kiến sẽ được thảo luận cũng như kết quả của việc triển khai các mục tiêu, sáng kiến và kế hoạch của ASEAN trong năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongphan Savanphet đã chúc mừng thành công cũng như những kết quả mà Việt Nam đạt được trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
Theo ông, dưới sự lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam, dù gặp nhiều thách thức lớn do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song ASEAN vẫn hoàn thành tất cả các mục tiêu, các sáng kiến cũng như ưu tiên đã đề ra trước và sau đại dịch.
Ông dẫn ví dụ như trước khi xảy ra COVID-19, ASEAN đã đặt ra nhiều ưu tiên, trong đó có việc đánh giá Kế hoạch tổng thể 3 trụ cột, việc thảo luận về Tầm nhìn 2025 của ASEAN, hay việc trao đổi các vấn đề khác nhằm tạo sự gắn kết hơn nữa để phát triển và thu hẹp chênh lệch trong phát triển giữa các nước ASEAN.
ASEAN cũng tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nhằm đề cao bản sắc của khối, như việc sử dụng cờ ASEAN tại công sở của các nước thành viên, hay việc sử dụng bài hát của ASEAN... Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến như thành lập Quỹ phòng chống COVID-19 và Kho dự phòng khẩn cấp thuốc và các thiết bị y tế.
Ngoài ra, các nước ASEAN cũng trao đổi thảo luận về khung hợp tác nhằm khôi phục kinh tế hoặc mở “làn xanh đặc biệt” cho du lịch tại các nước thành viên; Trao đổi với Nhật Bản về việc thành lập Trung tâm ASEAN về các vấn đề y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới... Bên cạnh đó, ASEAN còn thảo luận và công bố các văn kiện khác đã được lên kế hoạch trong thời gian qua.
Ông Thongphan Savanphet cho biết theo kế hoạch, số lượng các văn kiện sẽ được thông qua, ghi nhận và công bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan lần này lên tới hơn 80 văn kiện.
Đây là số văn kiện lớn nhất từng được đưa ra và là một minh chứng cho thấy dù phải đối mặt với các thách thức to lớn trong năm 2020, nhưng dưới sự lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam, tất cả mọi kế hoạch và sáng kiến mà ASEAN đưa ra đều đã được hoàn thành với hiệu quả cao.
Khi được hỏi về một số vấn đề dự kiến sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, ông Thongphan Savanphet cho rằng vấn đề nổi bật được chú trọng tại Hội nghị lần này sẽ là hợp tác nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giải quyết đại dịch COVID-19, hợp tác để khôi phục lại kinh tế hoặc đối phó với các tác động về kinh tế-xã hội của mỗi nước thành viên.
Ngoài ra, lãnh đạo ASEAN có thể sẽ thảo luận về hợp tác trong tương lai, trong đó có nghiên cứu về cách thức tiếp cận vắcxin phòng COVID-19 của mọi quốc gia khi có vắcxin; cách thức xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Tầm nhìn 2025 của ASEAN hoặc Kế hoạch tổng thể 3 trụ cột của ASEAN gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn hóa-xã hội; vấn đề quan hệ với các nước ngoài ASEAN, vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Bán đảo Triều Tiên, biến đổi môi trường, nâng cao vai trò của phụ nữ.
Trong bối cảnh hầu hết các cuộc họp của ASEAN trong năm nay sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến do tác động của đại dịch COVID-19, ông Thongphan Savanphet cho rằng ban đầu khi mới áp dụng hình thức này, các nước thành viên ASEAN cũng gặp những khó khăn nhất định, bởi một số nước chưa sẵn sàng về cả nhân viên kỹ thuật đến thiết bị kỹ thuật.
Tuy nhiên, về sau các nước thành viên ASEAN đã có sự chuẩn bị tốt hơn, nên các cuộc họp diễn ra không khác nhiều so với các cuộc họp trực tiếp. Mặc dù vậy, ông nêu lên một số trở ngại như sự khác biệt về múi giờ giữa ASEAN và các nước đối tác đối thoại, các nhà lãnh đạo, quan chức các nước không có điều kiện được gặp gỡ trực tiếp...
Nhận định về những đóng góp của Việt Nam trong năm ASEAN 2020, ông Thongphan Savanphet cho biết Việt Nam đã có rất nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN, trong đó có các sáng kiến như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, đánh giá lại các kế hoạch tổng thể cũng như việc thực hiện vai trò của ASEAN, thảo luận biện pháp để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN.
Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19 lây lan, Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến để tham vấn, trao đổi kinh nghiệm với không chỉ các nước trong ASEAN mà còn với các đối tác ngoài ASEAN, về cách thức hợp tác để ngăn chặn và đối phó với dịch bệnh, khôi phục lại nền kinh tế ASEAN để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Ông Thongphan Savanphet kết luận rằng những đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 là đã đưa ra được rất nhiều sáng kiến và hoàn thành tất cả các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra trong năm, điều này đã góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định và sự phát triển của ASEAN, giúp ASEAN đoàn kết và tiếp tục giữ được vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác với các nước ngoài khối, đồng thời tạo thêm sự gắn kết và đoàn kết hơn trong ASEAN.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào cho rằng việc Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong năm 2020 đã nói lên vai trò của mình trên trường quốc tế. Việt Nam cũng giúp tăng cường vai trò của ASEAN khi mời Tổng Thư ký ASEAN đến phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Ông cho rằng đây là một minh chứng nữa về vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên diễn đàn khu vực và thế giới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-hoan-thanh-moi-ke-hoach-de-ra-duoi-su-lanh-dao-cua-viet-nam/676355.vnp
Trong cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongphan Savanphet đã chúc mừng thành công cũng như những kết quả mà Việt Nam đạt được trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
Theo ông, dưới sự lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam, dù gặp nhiều thách thức lớn do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song ASEAN vẫn hoàn thành tất cả các mục tiêu, các sáng kiến cũng như ưu tiên đã đề ra trước và sau đại dịch.
Ông dẫn ví dụ như trước khi xảy ra COVID-19, ASEAN đã đặt ra nhiều ưu tiên, trong đó có việc đánh giá Kế hoạch tổng thể 3 trụ cột, việc thảo luận về Tầm nhìn 2025 của ASEAN, hay việc trao đổi các vấn đề khác nhằm tạo sự gắn kết hơn nữa để phát triển và thu hẹp chênh lệch trong phát triển giữa các nước ASEAN.
ASEAN cũng tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nhằm đề cao bản sắc của khối, như việc sử dụng cờ ASEAN tại công sở của các nước thành viên, hay việc sử dụng bài hát của ASEAN... Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến như thành lập Quỹ phòng chống COVID-19 và Kho dự phòng khẩn cấp thuốc và các thiết bị y tế.
Ngoài ra, các nước ASEAN cũng trao đổi thảo luận về khung hợp tác nhằm khôi phục kinh tế hoặc mở “làn xanh đặc biệt” cho du lịch tại các nước thành viên; Trao đổi với Nhật Bản về việc thành lập Trung tâm ASEAN về các vấn đề y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới... Bên cạnh đó, ASEAN còn thảo luận và công bố các văn kiện khác đã được lên kế hoạch trong thời gian qua.
Ông Thongphan Savanphet cho biết theo kế hoạch, số lượng các văn kiện sẽ được thông qua, ghi nhận và công bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan lần này lên tới hơn 80 văn kiện.
Đây là số văn kiện lớn nhất từng được đưa ra và là một minh chứng cho thấy dù phải đối mặt với các thách thức to lớn trong năm 2020, nhưng dưới sự lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam, tất cả mọi kế hoạch và sáng kiến mà ASEAN đưa ra đều đã được hoàn thành với hiệu quả cao.
Khi được hỏi về một số vấn đề dự kiến sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, ông Thongphan Savanphet cho rằng vấn đề nổi bật được chú trọng tại Hội nghị lần này sẽ là hợp tác nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giải quyết đại dịch COVID-19, hợp tác để khôi phục lại kinh tế hoặc đối phó với các tác động về kinh tế-xã hội của mỗi nước thành viên.
Ngoài ra, lãnh đạo ASEAN có thể sẽ thảo luận về hợp tác trong tương lai, trong đó có nghiên cứu về cách thức tiếp cận vắcxin phòng COVID-19 của mọi quốc gia khi có vắcxin; cách thức xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Tầm nhìn 2025 của ASEAN hoặc Kế hoạch tổng thể 3 trụ cột của ASEAN gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn hóa-xã hội; vấn đề quan hệ với các nước ngoài ASEAN, vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Bán đảo Triều Tiên, biến đổi môi trường, nâng cao vai trò của phụ nữ.
Trong bối cảnh hầu hết các cuộc họp của ASEAN trong năm nay sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến do tác động của đại dịch COVID-19, ông Thongphan Savanphet cho rằng ban đầu khi mới áp dụng hình thức này, các nước thành viên ASEAN cũng gặp những khó khăn nhất định, bởi một số nước chưa sẵn sàng về cả nhân viên kỹ thuật đến thiết bị kỹ thuật.
Tuy nhiên, về sau các nước thành viên ASEAN đã có sự chuẩn bị tốt hơn, nên các cuộc họp diễn ra không khác nhiều so với các cuộc họp trực tiếp. Mặc dù vậy, ông nêu lên một số trở ngại như sự khác biệt về múi giờ giữa ASEAN và các nước đối tác đối thoại, các nhà lãnh đạo, quan chức các nước không có điều kiện được gặp gỡ trực tiếp...
Nhận định về những đóng góp của Việt Nam trong năm ASEAN 2020, ông Thongphan Savanphet cho biết Việt Nam đã có rất nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN, trong đó có các sáng kiến như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, đánh giá lại các kế hoạch tổng thể cũng như việc thực hiện vai trò của ASEAN, thảo luận biện pháp để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN.
Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19 lây lan, Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến để tham vấn, trao đổi kinh nghiệm với không chỉ các nước trong ASEAN mà còn với các đối tác ngoài ASEAN, về cách thức hợp tác để ngăn chặn và đối phó với dịch bệnh, khôi phục lại nền kinh tế ASEAN để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Ông Thongphan Savanphet kết luận rằng những đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 là đã đưa ra được rất nhiều sáng kiến và hoàn thành tất cả các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra trong năm, điều này đã góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định và sự phát triển của ASEAN, giúp ASEAN đoàn kết và tiếp tục giữ được vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác với các nước ngoài khối, đồng thời tạo thêm sự gắn kết và đoàn kết hơn trong ASEAN.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào cho rằng việc Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong năm 2020 đã nói lên vai trò của mình trên trường quốc tế. Việt Nam cũng giúp tăng cường vai trò của ASEAN khi mời Tổng Thư ký ASEAN đến phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Ông cho rằng đây là một minh chứng nữa về vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên diễn đàn khu vực và thế giới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-hoan-thanh-moi-ke-hoach-de-ra-duoi-su-lanh-dao-cua-viet-nam/676355.vnp
Chủ tịch KADIN: ASEAN tăng kết nối để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thủ tướng: Tăng cường kết nối nền kinh tế Việt Nam và Brunei
ASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chính
Bế mạc Hội nghị hẹp các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN
ASEAN khẳng định mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết, đối thoại và hợp tác
Hội nhập đa phương trong ASEAN: Biến tầm nhìn thành hành động
ĐSQ Việt Nam chủ trì họp chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN Bern
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Khẳng định bản lĩnh Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Bảo đảm an ninh, an toàn và trọng thị
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
ASEAN gắn kết vượt khó và chủ động thích ứng trong năm 2020
Chuyên gia Nhật: Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN
Indonesia: Việt Nam đóng góp đáng kể nâng cao tiếng nói của ASEAN
EU sẵn sàng đàm phán thương mại với Anh vào tháng Một năm 2021
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...