ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực
Thứ năm, 29-10-2020AsemconnectVietnam - ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác nhằm hướng tới xây dựng một lực lượng lao động ASEAN linh hoạt và chủ động thích ứng với sự thay đổi trong tương lai.
Việt Nam mong muốn sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 sẽ không ngừng được thúc đẩy nhằm hướng tới xây dựng một lực lượng lao động ASEAN mang tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt trong tương lai việc làm.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11 diễn ra chiều ngày 28/10, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của các nước thành viên ASEAN trong việc cùng Việt Nam xây dựng và thông qua Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và lộ trình của tuyên bố. Việt Nam cam kết thực hiện các nỗ lực cùng ASEAN nhằm thúc đẩy hiệu quả việc triển khai các tuyên bố đã được thông qua.
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11 do Indonesia với sự tham dự của các Bộ trưởng, trưởng đoàn các nước thành viên ASEAN và trưởng đoàn ba nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã chia sẻ quan điểm, đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và chủ động thích ứng của người lao động ASEAN cũng như cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với ba nước đối tác.
Đoàn Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận tại hội nghị. Với vai trò trưởng đoàn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã đánh giá cao chủ đề “Thúc đẩy tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt của người lao động ASEAN trong tương lai việc làm” của hội nghị vì nội dung này hoàn toàn phù hợp với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, những nội dung chia sẻ về chủ đề sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực và sự chuẩn bị sẵn sàng cho nguồn nhân lực ASEAN nhằm giúp họ có thể tiếp tục công việc của mình và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những thay đổi của thế giới công việc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đã chia sẻ, tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược của Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020. Thông qua việc thực hiện chiến lược này, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ tăng từ 15,58% năm 2011 lên 24 % năm 2019 và ước tính đạt mục tiêu 25% vào năm 2020; một số chỉ số nhân lực của Việt Nam cũng đạt thứ hạng cao trong khu vực như chỉ số vốn nhân lực, chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số phát triển con người. Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2021-2030 đang được Việt Nam xây dựng với việc tập trung vào phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng 4.0.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam mong muốn sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 sẽ không ngừng được thúc đẩy nhằm hướng tới xây dựng một lực lượng lao động ASEAN mang tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt trong tương lai việc làm như chủ đề của Hội nghị ngày hôm nay.
Từ những thách thức và cơ hội việc làm cho người lao động, các đại biểu dự hội nghị nhất trí cùng nhau tiếp tục củng cố các chính sách thị trường lao động tích cực để kích thích việc làm và nâng cao các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động trong khu vực; đồng thời bày tỏ cam kết đối với việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nước ASEAN với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để nâng cao sự linh hoạt và thích ứng của lực lượng lao động, chuẩn bị cho những khủng hoảng kinh tế-xã hội trong tương lai.
Những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với việc làm và phúc lợi của người lao động trong khu vực thúc giục các thành viên ASSEAN phải hợp tác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đang tập trung chuẩn bị cho người lao động trong khu vực có thể trở lại với công việc một cách an toàn.
Ông Lee Jae-Kap, Bộ trưởng Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc đánh giá cao chiến lược của ASEAN trong việc xây dựng phát triển lấy con người làm trung tâm. Đặc biệt là chủ đề về việc thúc đẩy cạnh tranh chủ động thích ứng trong tương lai việc làm, vấn đề đảm bảo cạnh tranh, thích ứng được với những yêu cầu về công nghệ mới rất quan trọng. Đồng thời, phải đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.
Hội nghị Bộ trưởng ALMM+3 đã thông qua Tuyên bố chung của hội nghị. Các Bộ trưởng cũng nhất trí Hội nghị ALMM+3 lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Phillippines vào năm 2022./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean3-cam-ket-tang-cuong-hop-tac-trong-phat-trien-nguon-nhan-luc/673926.vnp
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11 diễn ra chiều ngày 28/10, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của các nước thành viên ASEAN trong việc cùng Việt Nam xây dựng và thông qua Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và lộ trình của tuyên bố. Việt Nam cam kết thực hiện các nỗ lực cùng ASEAN nhằm thúc đẩy hiệu quả việc triển khai các tuyên bố đã được thông qua.
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11 do Indonesia với sự tham dự của các Bộ trưởng, trưởng đoàn các nước thành viên ASEAN và trưởng đoàn ba nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã chia sẻ quan điểm, đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và chủ động thích ứng của người lao động ASEAN cũng như cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với ba nước đối tác.
Đoàn Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận tại hội nghị. Với vai trò trưởng đoàn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã đánh giá cao chủ đề “Thúc đẩy tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt của người lao động ASEAN trong tương lai việc làm” của hội nghị vì nội dung này hoàn toàn phù hợp với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, những nội dung chia sẻ về chủ đề sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực và sự chuẩn bị sẵn sàng cho nguồn nhân lực ASEAN nhằm giúp họ có thể tiếp tục công việc của mình và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những thay đổi của thế giới công việc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đã chia sẻ, tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược của Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020. Thông qua việc thực hiện chiến lược này, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ tăng từ 15,58% năm 2011 lên 24 % năm 2019 và ước tính đạt mục tiêu 25% vào năm 2020; một số chỉ số nhân lực của Việt Nam cũng đạt thứ hạng cao trong khu vực như chỉ số vốn nhân lực, chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số phát triển con người. Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2021-2030 đang được Việt Nam xây dựng với việc tập trung vào phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng 4.0.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam mong muốn sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 sẽ không ngừng được thúc đẩy nhằm hướng tới xây dựng một lực lượng lao động ASEAN mang tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt trong tương lai việc làm như chủ đề của Hội nghị ngày hôm nay.
Từ những thách thức và cơ hội việc làm cho người lao động, các đại biểu dự hội nghị nhất trí cùng nhau tiếp tục củng cố các chính sách thị trường lao động tích cực để kích thích việc làm và nâng cao các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động trong khu vực; đồng thời bày tỏ cam kết đối với việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nước ASEAN với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để nâng cao sự linh hoạt và thích ứng của lực lượng lao động, chuẩn bị cho những khủng hoảng kinh tế-xã hội trong tương lai.
Những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với việc làm và phúc lợi của người lao động trong khu vực thúc giục các thành viên ASSEAN phải hợp tác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đang tập trung chuẩn bị cho người lao động trong khu vực có thể trở lại với công việc một cách an toàn.
Ông Lee Jae-Kap, Bộ trưởng Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc đánh giá cao chiến lược của ASEAN trong việc xây dựng phát triển lấy con người làm trung tâm. Đặc biệt là chủ đề về việc thúc đẩy cạnh tranh chủ động thích ứng trong tương lai việc làm, vấn đề đảm bảo cạnh tranh, thích ứng được với những yêu cầu về công nghệ mới rất quan trọng. Đồng thời, phải đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.
Hội nghị Bộ trưởng ALMM+3 đã thông qua Tuyên bố chung của hội nghị. Các Bộ trưởng cũng nhất trí Hội nghị ALMM+3 lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Phillippines vào năm 2022./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean3-cam-ket-tang-cuong-hop-tac-trong-phat-trien-nguon-nhan-luc/673926.vnp
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...