Sản phẩm được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý: Nhập làn “cao tốc EVFTA”
Thứ tư, 23-9-2020AsemconnectVietnam - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa, nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Đặc biệt, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý (CDĐL) của Việt Nam, đây sẽ là “giấy thông hành” để các sản phẩm gia tăng cơ hội xuất khẩu (XK) sang thị trường này.
Kỳ I: Mở ra cơ hội lớn
Thúc đẩy xuất khẩu
Theo Bộ Công Thương, các sản phẩm được EU cam kết bảo hộ CDĐL chủ yếu là mặt hàng rau, quả (chiếm 49%), sản phẩm cây công nghiệp - chế biến (chiếm 15%), thủy sản và chế biến từ thủy sản (chiếm 13%), sản phẩm khác (chiếm 13%).
Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ mở ra nhiều cánh cửa sáng cho XK hàng hóa Việt Nam, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp DN đẩy mạnh XK vào thị trường khó tính với 500 triệu dân này.
Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những sản phẩm được EU đồng ý bảo hộ CDĐL. Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Đăk Lăk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột tại EU. Bởi lẽ, các sản phẩm cà phê bền vững có chứng nhận xuất xứ đang được bán cao hơn giá thông thường khoảng 15%. Việc đăng ký bảo hộ CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị XK.
Đồng Nai có duy nhất 1 CDĐL bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu) được EU bảo hộ mà không phải qua thủ tục đăng ký. Trước đó, UBND huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Đồng Nai thực hiện đề tài “Xác lập quyền CDĐL cho sản phẩm bưởi Tân Triều” và dự án “Quản lý và phát triển CDĐL Tân Triều dùng cho sản phẩm bưởi Đồng Nai” thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của DN thực hiện trong 2 năm 2014-2015.
Xác định việc được bảo hộ CDĐL tại thị trường EU là vấn đề cực kỳ khó khăn, ngay sau khi được EU đồng ý, Đồng Nai đang tiếp tục hoàn thiện mọi mặt sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hữu cơ, nâng cao chất lượng nông sản tạo cơ sở vững chắc thâm nhập thị trường này.
Như vậy, sau nhiều năm, những người nông dân trồng bưởi ở Tân Triều, hay trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột sản xuất theo mô hình VietGAP, an toàn, hữu cơ có quyền hy vọng, sản phẩm làm ra có thể vươn ra thị trường thế giới. Đây cũng là sự kiện quan trọng giúp nâng tầm thương hiệu bưởi Tân Triều hay cà phê Buôn Ma Thuột… tại thị trường EU.
Điều này có cơ sở bởi trước đó, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại tất cả các nước thành viên EU, và cũng là CDĐL đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU. Kể từ đó, số lượng sản phẩm nước mắm bán ra tại thị trường này đạt gần 500.000 lít. Không chỉ tăng số lượng, giá bán của sản phẩm cũng tăng từ 30-50%. Cũng nhờ đó, DN Việt Nam có cơ hội tăng XK sang các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Canada.
Phát huy giá trị chỉ dẫn địa lý
Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) - đánh giá, trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, cũng như đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng của người tiêu dùng EU, việc 39 CDĐL của Việt Nam được công nhận bảo hộ CDĐL tại EU mà không phải qua thủ tục đăng ký mang lại cơ hội lớn cho các DN Việt Nam. Điều này không chỉ bảo đảm quyền lợi đối với các CDĐL dùng cho các nông sản Việt vốn đã có mặt trên thị trường này từ lâu như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột… mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho nhiều đặc sản khác như: Trà Mộc Châu, Tân Cương, hay vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn...
Giá trị của CDĐL chỉ được phát huy khi sản phẩm được đóng gói, gắn nhãn mác và sử dụng dấu hiệu CDĐL để đưa ra thị trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, khoảng 9,52% CDĐL hiện nay có sử dụng dấu hiệu thường xuyên, còn lại chỉ mang tính thử nghiệm khi có dự án hỗ trợ. Đối với các DN, hộ gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, chỉ có khoảng 8,13% sử dụng dấu hiệu CDĐL thường xuyên trên thị trường, chủ yếu là nước mắm Phú Quốc, số còn lại không sử dụng dấu hiệu CDĐL trên thị trường.
Trong EVFTA, cả Việt Nam và EU đều đưa ra những CDĐL như một tài sản quý giá cần được bảo vệ, bởi đây chính là các thương hiệu có danh tiếng của mỗi bên đã được thế giới biết đến. Trên thực tế, tình trạng một số DN lạm dụng từ “Phú Quốc” để gắn lên chai nước mắm vẫn diễn ra. Điều này không chỉ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến uy tín của DN làm ăn chân chính. Do đó, việc bảo vệ thương hiệu một cách chặt chẽ hơn để đấu tranh với những hàng hóa mượn thương hiệu để bán tới tay khách hàng cũng là vấn đề đặt ra đối với các sản phẩm được bảo hộ CDĐL.
Nguồn: congthuong.vn/san-pham-duoc-bao-ho-chi-dan-dia-ly-nhap-lan-cao-toc-evfta-143799.html
Thúc đẩy xuất khẩu
Theo Bộ Công Thương, các sản phẩm được EU cam kết bảo hộ CDĐL chủ yếu là mặt hàng rau, quả (chiếm 49%), sản phẩm cây công nghiệp - chế biến (chiếm 15%), thủy sản và chế biến từ thủy sản (chiếm 13%), sản phẩm khác (chiếm 13%).
Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ mở ra nhiều cánh cửa sáng cho XK hàng hóa Việt Nam, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp DN đẩy mạnh XK vào thị trường khó tính với 500 triệu dân này.
Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những sản phẩm được EU đồng ý bảo hộ CDĐL. Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Đăk Lăk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột tại EU. Bởi lẽ, các sản phẩm cà phê bền vững có chứng nhận xuất xứ đang được bán cao hơn giá thông thường khoảng 15%. Việc đăng ký bảo hộ CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị XK.
Đồng Nai có duy nhất 1 CDĐL bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu) được EU bảo hộ mà không phải qua thủ tục đăng ký. Trước đó, UBND huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Đồng Nai thực hiện đề tài “Xác lập quyền CDĐL cho sản phẩm bưởi Tân Triều” và dự án “Quản lý và phát triển CDĐL Tân Triều dùng cho sản phẩm bưởi Đồng Nai” thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của DN thực hiện trong 2 năm 2014-2015.
Xác định việc được bảo hộ CDĐL tại thị trường EU là vấn đề cực kỳ khó khăn, ngay sau khi được EU đồng ý, Đồng Nai đang tiếp tục hoàn thiện mọi mặt sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hữu cơ, nâng cao chất lượng nông sản tạo cơ sở vững chắc thâm nhập thị trường này.
Như vậy, sau nhiều năm, những người nông dân trồng bưởi ở Tân Triều, hay trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột sản xuất theo mô hình VietGAP, an toàn, hữu cơ có quyền hy vọng, sản phẩm làm ra có thể vươn ra thị trường thế giới. Đây cũng là sự kiện quan trọng giúp nâng tầm thương hiệu bưởi Tân Triều hay cà phê Buôn Ma Thuột… tại thị trường EU.
Điều này có cơ sở bởi trước đó, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại tất cả các nước thành viên EU, và cũng là CDĐL đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU. Kể từ đó, số lượng sản phẩm nước mắm bán ra tại thị trường này đạt gần 500.000 lít. Không chỉ tăng số lượng, giá bán của sản phẩm cũng tăng từ 30-50%. Cũng nhờ đó, DN Việt Nam có cơ hội tăng XK sang các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Canada.
Phát huy giá trị chỉ dẫn địa lý
Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) - đánh giá, trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, cũng như đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng của người tiêu dùng EU, việc 39 CDĐL của Việt Nam được công nhận bảo hộ CDĐL tại EU mà không phải qua thủ tục đăng ký mang lại cơ hội lớn cho các DN Việt Nam. Điều này không chỉ bảo đảm quyền lợi đối với các CDĐL dùng cho các nông sản Việt vốn đã có mặt trên thị trường này từ lâu như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột… mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho nhiều đặc sản khác như: Trà Mộc Châu, Tân Cương, hay vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn...
Giá trị của CDĐL chỉ được phát huy khi sản phẩm được đóng gói, gắn nhãn mác và sử dụng dấu hiệu CDĐL để đưa ra thị trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, khoảng 9,52% CDĐL hiện nay có sử dụng dấu hiệu thường xuyên, còn lại chỉ mang tính thử nghiệm khi có dự án hỗ trợ. Đối với các DN, hộ gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, chỉ có khoảng 8,13% sử dụng dấu hiệu CDĐL thường xuyên trên thị trường, chủ yếu là nước mắm Phú Quốc, số còn lại không sử dụng dấu hiệu CDĐL trên thị trường.
Trong EVFTA, cả Việt Nam và EU đều đưa ra những CDĐL như một tài sản quý giá cần được bảo vệ, bởi đây chính là các thương hiệu có danh tiếng của mỗi bên đã được thế giới biết đến. Trên thực tế, tình trạng một số DN lạm dụng từ “Phú Quốc” để gắn lên chai nước mắm vẫn diễn ra. Điều này không chỉ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến uy tín của DN làm ăn chân chính. Do đó, việc bảo vệ thương hiệu một cách chặt chẽ hơn để đấu tranh với những hàng hóa mượn thương hiệu để bán tới tay khách hàng cũng là vấn đề đặt ra đối với các sản phẩm được bảo hộ CDĐL.
Nguồn: congthuong.vn/san-pham-duoc-bao-ho-chi-dan-dia-ly-nhap-lan-cao-toc-evfta-143799.html
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...